KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC AI CẬP

KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC AI CẬP
Sự bí ẩn trong các công trình kiến trúc cổ đại của Ai Cập không chỉ tồn tại ở những kim tự tháp của các vị Pharaông lừng lẫy mà còn ẩn khuất bên trong những ngôi đền thiêng dọc theo con sông Nile huyền thoại của châu Phi. Ở đó, sự kỳ công được xem là một tuyệt tác vĩnh hằng.
Kết quả hình ảnh cho Abu Simbel
Abu Simbel, ngôi đền kỳ công ngay cả thời hiện đại
Mặc dù biết Ai Cập có rất nhều ngôi đền đẹp và nổi tiếng dọc sông Nile cũng như thời gian lưu lại đây không quá nhiều, nhưng chúng tôi vẫn quyết định dành trọn một ngày để tham quan Abu Simbel. Một ngôi đền nằm cách thành phố cổ Aswan 280 km về phía nam. Để đến được đây chúng tôi phải lựa chọn 2 cung giờ để khởi hành. Một là lúc 4 giờ sáng hai là 1 giờ 30 chiều cùng ngày. Vì đối với du khách nước ngoài để đến với Abu Simbel cần phải có sự hộ tống đoàn xe convoy của cảnh sát. Không phải chỉ trong những giai đọan bất ổn mà chính phủ Ai Cập còn áp dụng ngay cả trong những lúc bình thường khác để đảm bảo an toàn cho du khách đến với Abu Simbel hẻo lánh và chỉ cách biên giới Sudan 14 km về phía Nam.
Chúng tôi đến với Aswan lúc 10 giờ đêm sau một chuyến bay 1 giờ 15 phút từ Cairo bằng hãng hàng không Egypt Air. Khi biết thời gian tham quan Abu Simbel chỉ có 2 cung giờ trên chúng tôi vẫn quyết định chọn khởi hành chuyến convoy đầu tiên. Mọi người thức dậy lúc 3 giờ sáng để cho kịp giờ khởi hành. Mặc dù rất mệt nhưng chúng tôi vẫn háo hức chờ đợi cho ngày tham quan ngôi đền đặc biệt, ngôi đền kỳ công không chỉ của người Ai Cập xưa kia mà còn là sự quyết tâm bảo tồn, gìn giữ của hậu thế.
Kết quả hình ảnh cho Aswan
Xe tập kết đúng giờ tại địa điểm từ tờ mờ sáng và bắt đầu lên đường. Chúng tôi thấy phía trước là xe convoy hộ tống phía trước và khoảng 5-6 xe chở du khách phía sau. Mùa xuân du khách ít nên chỉ có thế nhưng trước đây thì du khách nước ngoài đến nườm nượp để tham Abu Simbel như theo lời của anh bạn người Ai Cập đi cùng.
Xe chạy tốc độ khá nhanh trung bình trên 100 km/giờ, cùng với hệ thống đường sá khá tốt ở Ai Cập nên sau 3 giờ đồng hồ chúng tôi đã có mặt ở Abu Simbel. Ví dụ khách thường chọn đi thăm quan Abu Simbel trong ngày nên ở đây chúng tôi quan sát hầu như không một khách sạn quy mô nào ở thị trấn bé nhỏ này. Thêm vào đó, một số khách du lịch lại chọn đến Abu Simbel bằng đường hàng không từ Aswan nên hệ thống lưu trú lại không có cơ hội để phát triển. Bước vào phía trước ngôi đền chúng tôi vỡ òa cảm xúc khi tận mắt chứng kiến ngôi đền vĩ đại mà thật không phí công chút nào khi dành hẳn cho nó trong lịch trình tham quan của mình. Chúng tôi được hướng dẫn viên địa phương giới thiệu ngôi đền Abu Simbel này là do Pharaông Ramesses II, trị vì Ai Cập từ năm 1279 đến 1213 trước Công nguyên, đã cho dựng các công trình dọc theo sông Nil để ghi lại những chiến công của mình, trong đó có công trình nổi tiếng Abu Simbel. Ngôi đền được khởi công xây dựng ngay khi triều đại Pharaông Ramesses II bắt đầu, hoàn tất trong khoảng thời gian 24 năm, tức năm 1265 trước Công nguyên.... Theo các nhà sử học ghi chép, công trình đồ sộ này được xây dựng để thờ ba vị thần nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Đó là thần sáng tạo Ptah (thần của các vị thần), thần Amun-Re (thần Mặt trời), thần Re-Harakti (thần bổn mạng của Pharaông), đồng thời thờ cả chính Pharaông Ramesses II, ngay khi ông vẫn còn đang sống và tại vị.
Kết quả hình ảnh cho Abu Simbel
Đền được tạo tác ngay trực tiếp trên đá sa thạch, ban đầu là dạng thô rồi mới hoàn thiện theo đúng quy chuẩn xây dựng kim tự tháp và lăng mộ ở Thung lũng các vị vua. Ấn tượng nhất của ngôi đền là ở chính giữa cửa ra vào đền, Ramesses II đã cho xây dựng 4 bức tượng chân dung khổng lồ cao 22m. Tất cả chúng đều được tạc từ hình tượng nguyên bản của ông, trên đầu đội vương miện đôi Atef tượng trưng cho Pharaông của cả xứ Ai Cập thời đó. Và hiện tại, chúng tôi chỉ quan sát được 3 bức tượng khá nguyên vẹn là do 10 năm sau khi được xây dựng xong, một trận động đất lớn diễn ra và bức tượng thứ hai bên trái đã bị sập mất phần thân trên, rơi xuống ngay phía chân của ngôi đền.
Chúng tôi đi vào phía bên trong ngôi đền, qua cửa kiểm soát và được nhắc nhở không sự dụng máy chụp ảnh ở bên trong. Ở đây nhân viên còn cho du khách chụp tấm ảnh lưu niệm sau cùng với biểu tượng của Ai cập "Key of Life" là 1USD cho mỗi du khách trước khi khám phá phía trong ngôi đền. Có hai cách để giải thích "Key of Life" - một biểu tượng của người Ai Cập cổ đại. Biểu tượng này thường được chạm trổ rất nhiều trên các đề đài lăng tẩm ở Ai Cập xưa kia. Một là, phần tròn phía trên là âm, một biểu tượng cho người phụ nữ, bên dưới là phần dương biểu hiện cho đàn ông. Phần ngang là do âm dương kết hợp tạo thành đó là những đứa trẻ. Và trẻ em chính là sợi dây liên kết vĩnh cửu của sự sống và biểu tượng cho sự trường tồn. Cách giải thích này cũng rất phù hợp với văn hóa phương Đông. Cách giải thích thứ hai là phần tròn ở trên tượng trưng cho vùng đồng bằng sông Nile năm ở phía Bắc, hiện nay có Cairo, Alexanderia, Port Said... Phần ngang bên phải phía đông sông Nile có là bán đảo Sinai, phần ngang bên trái là phía tây sông Nile có một phần sa mạc Sahara. Và phần dài phía dưới biểu tượng của con sông Nile, mạch sống của người Ai Cập và một số nước Châu Phi. Cách giải thích này phù hợp riêng đối với Ai Cập và có thể nhìn thấy bản đồ để cảm nhận sự thú vị thông qua cách giải thích này
Từ lối vào đến nơi sâu nhất của ngôi đền kéo dài tới khoảng 70m. Cấu trúc bên trong của ngôi đền càng vào trong càng hẹp dần, theo phương thức xây dựng các ngôi đền cổ xưa. Hành lang đầu tiên gồm 8 pho tượng thần Osiris khổng lồ, vị thần cai quản địa ngục và tượng trưng cho cái chết. Bước sâu vào bên trong là hành lang thứ hai trong ngôi đền, chúng tôi tận mắt chiêm ngưỡng rất nhiều bức phù điêu chạm khắc tinh xảo qua hàng nghìn năm bằng hình vẽ cũng như chữ tượng hình, thuật lại những chiến công lẫy lừng của vua Ramessese II như chống lại quân Hitttite, chiến thắng tại Nubia, Lybia…Sau 2 dãy hành lang chính là phòng điện thờ chính của Abu Simbel. Trên bệ thờ là 4 pho tượng thần ngồi trên cùng một bệ đá: thần Ptah, thần Amun-Re, Ramesses II và thần Re-Harakhti trông thật uy nguy biểu tượng cho một quyền lực từ các vị thần và các vị Pharaông Ai Cập thời cổ xưa.
Bên cạnh ngôi đền lớn khoảng 100m về phía Đông Bắc, chúng tôi tiếp tục tham quan ngôi đền thứ 2 của Abu Simbel, đền thờ Hathor và Nefertari. Nơi đây còn được gọi là đền thờ nhỏ dùng để thờ chính phi của Pharaông Ramesses II. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử của Ai Cập cổ đại, một vị hoàng hậu lại được xây dựng đền thờ sau người đầu tiên là hoàng hậu Nefertiti - vợ Pharaông Akhenaten. Cũng cần nó thêm, các khách du lịch đều bị cấm chụp ảnh bên trong các ngôi đền để bảo tồn nguyên vẹn những bức tranh với hoa văn, hoa tiết rất độc đáo và tinh tế hầu như được vẽ từ hàng nghìn năm trước với các loại nguyên vật liệu thiên nhiên.

Chúng tôi đi anh bạn hướng dẫn ra sát bên mép hồ Nassar trước mặt 2 ngôi đền. Một sân khấu ngoài trời được dựng lên ở đây để trình diễn show âm thanh và ánh sáng tại ngôi đền Abu Simbel vào những buổi tối. Theo hướng tay chỉ của hướng dẫn viên, phía trước là mặt hồ trong xanh, thấp thoáng là những dãy núi phía bên kia là đất nước Sudan láng giềng. Chúng tôi rất bất ngờ với những gì Abu Simbel mang lại cho những du khách hậu thế như chúng tôi theo lời thuyết minh pha lẫn tự hào của con người Ai Cập về tổ tiên của mình. Ngược dòng lịch sử, trong các năm 1902 và 1971, hai công trình đập khổng lồ là đập Aswan và đập High ra đời tại thành phố Aswan, phía nam Ai Cập. Dưới chân những con đập này, một hồ nhân tạo lớn nhất thế giới có tên Nasser cũng hình thành với diện tích 5.250 km2, dài 510km, rộng từ 5 km đến 35 km. Các công trình này đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân Ai Cập thời bấy giờ. Diện tích đất canh tác tăng lên 30%, lượng điện năng sản xuất ra cho đất nước cũng tăng gấp đôi trước đó. Tuy nhiên, một vùng rộng lớn cũng sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy hồ. Hàng chục ngàn người Ai Cập có thể rời bỏ quê hương của mình. Hơn thế nữa, việc di dời những kiến trúc khổng lồ nằm gần sông Nile thì khó khăn hơn và tốn kém hơn gấp bội Thế nhưng, cuộc giải cứu ngoạn mục của Ai Cập, với sự trợ giúp của UNESCO, đã diễn ra với cụm đền Abu Simbel này làm cho ngôi đền thiêng có cơ hội cho hậu thế chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc khổng lồ từ ngàn xưa.
Hình ảnh có liên quan
Bởi thế, khi viếng thăm hai ngôi đền khổng lồ tại Abu Simbel, chúng tôi vẫn có thể dễ dàng nhận ra những vết cắt thẳng tắp xuất hiện khắp nơi trong các căn phòng, bức tượng, cột đỡ. Đó là dấu vết còn lại sau khi người ta cắt nhỏ cụm đền ra và đưa nó đến vị trí khác cao hơn đến 65 mét so với vị trí ban đầu, chính là hòn đảo nhân tạo nơi ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Abu Simbel. Theo số liệu ghi ở phòng trưng bày ngôi đền thì toàn bộ cụm đền trước đây đã bị cắt ra thành 800 phiến đá, mỗi phiến nặng 20 tấn. Toàn bộ chi phí cho công trình này lên đến 40 triệu USD, cộng thêm bốn năm làm việc vất vả kể từ năm 1964 đến năm1968 hoàn thành đã cứu thoát một di sản thế giới có nguy cơ nằm vĩnh viễn dưới đáy hồ.
Đã đến giờ hẹn để ra xe trở về Aswan theo đoàn xe convoy hộ tống, chúng tôi vẫn cố nhìn lại tuyệt tác Abu Simbel soi bóng bên hồ nước xanh biếc Nasser mà nghĩ thầm không biết bao giờ có thể quay lại. Quả thật, Abu Simbel rất đáng để cho du khách ghé qua một lần trong đời khi đến với xứ sở Pharaông huyền thoại này.
9 ngôi đền vỹ đại của người Ai Cập
- Đền Philae
- Đền Medinet Habu
- Đền Karnak
- Đền Kom Ombo
- Đền Abu Simbel
- Đền Edfu
- Đền Memnon
- Đền Hatshepsut
- Đền Luxor
***Thông tin du lịch Ai Cập
Đối với Ai Cập bạn có thể dễ dàng đi du lịch tự túc hoặc mua tour trực tiếp từ công ty du lịch ở Cairo.
1. Visa
Thông tin sứ quán Ai Cập tại Hà Nội
- Địa chỉ: 63 Tô Ngọc Vân, Phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
- Điện thoại: +844-382-94999
- Fax: +844-382-94997
- Email: egyembhanoi@yahoo.com
- Website: www.mfa.gov.eg/Hanoi_Emb
2. Thời điểm thích hợp du lịch ở Ai Cập
Khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 8 ở miền Bắc của Ai Cập thường rất nóng, nhiệt độ có khi lên tới 40 độ, hơn nữa bụi, ô nhiễm và tiếng ồn… Do đó các bạn nên tham quan vào mùa đông, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, trong khi đó tháng 11 thì khí hậu ấm mát mẻ cũng thuận tiện cho việc du lịch.
3. Phương tiện vận chuyển đến Ai Cập và đi lại giữa các điểm du lịch/ thành phố
Hiện nay, từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có đường bay tới Cairo (Ai Cập), từ Cairo các bạn di chuyển tới các điểm du lịch ở Ai Cập. Một số hãng hàng không phổ biến nếu bạn có thể sử dụng: Vietnam Airlines, Qatar Airways, Etihad Airways hay EgyptAir. Bạn có thể săn vé ở mức từ 600-800 USD khứ hồi là có thể mạnh dạn lên đường.
Để đi các thành phố ở Ai Cập bằng xe lửa các bạn có thể search lộ trình và giá vé qua https://enr.gov.eg/ticketing/public/smartSearch.jsf hay đi bằng bus qua https://go-bus.com/ar
4. Những lưu ý quan trọng khi du lịch Ai Cập
- Ai Cập được xem là thiên đường mua sắm, những món hàng nên mua tại đây: giấy papyrus truyền thống, đồ cổ, thảm, chăn mền, vải sợi và quần áo, đồ khảm, trang sức, hàng da, nước hoa, gia vị, shisa... Chủ cửa hàng ở đây thường mời chèo kéo khách rất nhiệt tình, do đó bạn nên chú ý mặc cả giá, nếu không mua cũng nên tỏ thái độ vui vẻ vì người dân Ai Cập rất hiếu khách. Các bạn nên trả giá mọi lúc mọi nơi, tùy theo tài thương lượng của các bạn mà bạn có thể mua được một món hàng đúng giá. Tôi từ mua một món đồ chỉ có giá trị khoảng 15% so với giá bán.
- Nước uống ở Ai Cập rất đắt đỏ, kể cả khi ở hostel bạn cũng chỉ được hỗ trợ uống nước miến phí vào buổi tối, do đó bạn nên mang theo đồ uống khi du lịch. Tuy nhiên Ai Cập lại là thiên đưởng của cam, bạn có thể uống nước hoa quả này mọi nơi trên phố.
- Vệ sinh ở Ai Cập thường không tốt, nhiều du khách bị nhiễm khuẩn do đó các bạn nên mang theo thuốc để phòng tránh.
- Đường sá Ai Cập rất nhiều bụi vì thế nên mang khẩu trang nhé các bạn.
- Đàn ông Ai Cập rất thích khen phụ nữ, bạn cũng không nên quá phòng thủ họ vì đơn giản là họ chỉ khen tặng mà thôi.
- Các điểm du lịch ở Ai Câp thường xảy ra tình trạng chèo kéo khách chụp ảnh đòi tiền boa, do đó các bạn nên tránh xa, trong trường hợp áy náy bạn có thể cho họ một chút tiền boa.
5. Những điểm du lịch không thể bỏ qua
- Cairo với quần thể kim tự tháp, tượng nhân sư, chợ Al-Khalili, bảo tàng Cairo, nhà thờ Hồi Giáo Cairo
- Thành phố Alexandria và thường thức các món hải sản
- Du thuyền dọc sông Nile đoạn từ Aswan đến Luxor
- Tham quan sa mạc trắng, sa mạc đen, tắm suối nước nóng và ngủ lều ở sa mạc
- Đền Abu Simbel
- Trải nghiệm khinh khí cầu ở Luxor
- Tham quan các xác ướp bọc vàng ở Luxor
- Thưởng thức show biểu diễn "Âm Thanh và Ánh Sáng" ở đền Karnak hay ở Abu Simbel
- Cưỡi lạc đà trên sa mạc Sahara
6. Lịch trình đề nghị:
Ngày 1: Sài Gòn/Hà Nội - Cairo
Ngày 2: Cairo, tham quan quần thể các Kim Tự Tháp, tượng nhân sư, đi chợ Al-Khalili, xem show biểu diễn nghệ thuật ở tượng Nhân Sư.
Ngày 3: Nhà thờ Hồi giáo Cairo, Bảo tàng Ai Cập, xem múa bụng. Đi xe lửa đến Aswan
Ngày 4: Tham quan Aswan
Ngày 5: Aswan - Abu Simbel - Aswan
Ngày 6-7: Du thuyền đến thành phố Luxor
Ngày 8: Luxor - Alexandria
Ngày 9: Alexandria - Cairo
Ngày 10-11: Sa mạc trắng, sa mạc đen với vô vàn điều kỳ thú
Ngày 12: Cairo và mua sắm cả ngày
Ngày 13: Cairo - Sài Gòn/Hà Nội
Nếu bạn thích biển hãy sắp xếp thêm 2-3 ngày để lặn ngắm san hô ở Hồng Hải nhé!
(Những Bước Chân)

1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên.
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
———

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ