KINH NGHIỆM KHÁM PHÁ NƯỚC NGA VĨ ĐẠI

KINH NGHIỆM KHÁM PHÁ NƯỚC NGA VĨ ĐẠI
Nga là một đất nước vĩ đại cả trong quá khứ và hiện tại. Và Nga luôn là niềm mơ ước thực thụ của những tín đồ thích xê dịch như tôi. Tuy nhiên hiện nay, để đi du lịch Nga thường khách Việt Nam phải mua tua qua các công ty lữ hành để có thể dễ dàng xin visa hoặc chí ít sẽ có hướng dẫn viên đi theo thuyết minh về đất nước, lịch sử, con người Nga bằng tiếng Việt. Dân du lịch thì biết, Nga sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp rất ít, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa. Nên việc đi du lịch tự túc là một vấn đề khá nan giải. Vậy thì chúng ta có thể nghĩ đến chuyện du lịch “bụi” ở Nga không? Các tua ở Việt Nam hiện nay thường chỉ tham quan những thành phố chính của Nga như Moscow, Saint Petersburg hay Yaroslavl trong vòng 10 ngày. Nước Nga thì quá rộng lớn và có quá nhiều thứ hay ho cho dân du lịch trải nghiệm. Vậy nếu chúng ta tự lên kế hoạch cho mình để khám phá một nước Nga rộng lớn có rất nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa của con người thì phải bắt đầu như thế nào đây?

Quảng trường đỏ



Sau chuyến du lịch “bụi” 16 ngày ở Nga, xứ sở của những rừng bạch dương vô tận mang cho tôi nhiều cảm xúc lưu luyến. Thật sự lúc đầu cũng thấy gặp nhiều khó khăn khi tôi không biết tiếng Nga, cách lựa chọn lịch trình, phương tiện di chuyển, kiểm soát quỹ thời gian, cách thức chi tiêu hợp lý…Nhưng những điều đó đã hoàn toàn tan biến sau những ngày đầu chu du ở nước Nga. Sau đây là một số thông tin giúp cho các bạn trải nghiệm một chuyến du lịch “bụi” tuyệt vời đến Nga với chi phí hợp lý nhất từ kinh nghiệm bản thân.
1. Chuyện xin visa
Đây là điều quan tâm nhiều nhất của dân du lịch bụi như tôi. Và điều các bạn lo lắng là đúng. Bởi chính sách visa của Nga đòi hỏi bạn phải có một thư mời từ phía Nga. Do chúng ta đi vì mục đích du lịch nên thư mời do phía công ty du lịch ở Nga là hợp lý và dễ dàng nhất. Do vậy bạn có thể nhờ công ty du lịch ở Việt Nam là giúp vấn đề này vì họ có các đối tác là các công ty du lịch ở Nga. 
Chi phí cho toàn bộ dịch vụ thư mời, visa có giá dao động từ 200-300USD/người. Bạn chỉ cần nộp hộ chiếu, ảnh, giấy chứng nhận công việc, thu nhập và nêu rõ thời gian bạn muốn nhập và xuất cảnh vào Nga. Thời gian nhận được visa là khoảng một tuần làm việc. Có một cách khác là bạn tự túc làm visa nếu như bạn có thư mời hoặc tự mình viết thư mời cho chính mình. Có nghĩa là bạn sẽ viết bằng Tiếng Anh (hoặc Tiếng Nga càng tốt) một lá thư gởi cho lãnh sự tại Việt Nam. Trong thư bạn ghi rõ nguyện vọng đến Nga vì mục đích du lịch và sẽ quay trở lại Việt Nam sau chuyến du lịch này. Bạn cũng nên cung cấp thông tin bạn là dân du lịch “chuyên nghiệp” bằng cách liệt kê các nước bạn đã từng đi trước đây, nhất là các nước phát triển. Với cách này bạn sẽ nộp thư mời kèm đầy đủ các hồ sơ do phía lãnh sự yêu cầu. Khả năng bạn sẽ nhận visa Nga cũng rất lớn.

Hình ảnh có liên quan

2. Bạn có thể tự lên lộ trình cho chuyến đi của mình
Thông thường bạn sẽ xem thông tin tư vấn trong quyển sách Lonely Planet để tìm lộ trình thích hợp cùng quỹ thời gian mà bạn có. Đây là cách khách du lịch ba lô thường lựa chọn. Mỗi lộ trình đều có tư vấn chi tiết những thông tin như đi đến như thế nào, ăn, ngủ, chơi gì ở những điểm đến đó. Cách này khá tốt cho những người từng có kỹ năng đi du lịch theo hình thức bụi. Một cách khác đối với khách Việt Nam, bạn cũng có thể tham khảo chương trình từ các công ty du lịch ở trong nước. Đây cũng là những điểm tham quan được các công ty lữ hành ở Việt Nam chắc lọc cẩn thận cho phù hợp với sở thích, nhu cầu của người Việt Nam. Lợi thế của cách thức này là bạn có thể tham khảo và hỏi thông tin chi tiết từ các công ty lữ hành để hoạch định cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có một vài tour để cho bạn tham khảo và các tour ở Việt Nam thì luôn gắn liền với các hoạt động mua sắm. Một cách khác dung hòa hơn là bạn có thể dùng google để tìm kiếm một số công ty lữ hành tại Nga để tham khảo các tour của họ. Cách này khá tốt vì các bạn sẽ có rất nhiều tour để lựa chọn. Hoặc một vài website có thể tư vấn và thiết kế theo nhu cầu của khách hàng nên bạn có thể gởi mail nhờ họ tư vấn.
Tôi đi Nga không có một lộ trình chi tiết ngoại trừ vé máy bay vào và ra khỏi Nga. Cách của tôi là dựa vào Lonely Planet và sở thích của mình. Tôi không thể bỏ qua 2 thành phố quan trọng là Moscow và Saint Petersburg và các di sản thế giới xung quanh đấy. Tôi cũng muốn có cơ hội đến với thành phố lớn nhất nằm trên vòng cực Bắc ở nước Nga, nơi nếu may mắn bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang kỳ thú. 
Vì thế lịch trình 16 ngày ở Nga của tôi như sau:
Ngày 1: Đến Moscow, gởi hành lý ở hostel, hỏi một vài thông tin du lịch ở Moscow và lên kế hoạch cho những ngày thăm thú ở đây. Dạo thuyền trên sông và ngắm hoàng hôn ở Moscow.
Ngày 2: Cụm quần thể di sản thế giới Quảng trường Đỏ và Điện Kremlin; bảo tàng lịch sử quốc gia, nhà thờ chính tòa thánh Basil, khu mua sắm rộng lớn GUM có từ thế kỷ 19. Ngắm hoàng hôn trên Quảng Trường Đỏ.
Ngày 3: Tham quan 2 di sản thế giới khác ở Moscow Nhà thờ Thăng Thiên Kolomenskoye, Tu viện Novodevichy. Tham quan hệ thống Metro ở Moscow. Tối lên tàu đi Saint-Petersburg.
Ngày 4: Đến Saint-Petersburg. Về khách sạn gởi hành lý. Ra ga mua vé tàu đi Petrozavodsk. Tham quan nhà thờ thánh Issac, leo lên đỉnh tháp chuông ngắm toàn cảnh Saint-Petersburg. Tham quan cung điện Mùa Đông lần 1 với 3 triệu hiện vật. Mua đồ ăn ở siêu thị về hostel tự nấu.
Ngày 5: Đi bộ dọc các con kênh nhỏ ở Saint, xem lễ hội trên sông. Tham quan nhà thờ Chúa cứu thế, dạo thuyền ở Saint Petersburg.
Ngày 6: Tham quan khu vườn Mùa Hè vừa được trùng tu từ năm 2014, quần thể nhà thờ Thánh Peter và pháo đài Paul bên sông Neva, tham quan lần 2 cung điện Mùa Đông cùng quảng trường với cây cột 700 tấn.
Ngày 7: Tham quan ngoại ô Saint với cung điện Mùa Thu ở thành phố Puskin, cung điện Mùa Hè và Vịnh Phần Lan. Lên tàu hỏa đi Petrozavodsk. Ngủ đêm trên tàu.
Ngày 8: Đến Petrozavodsk. Về khách sạn gởi hành lý. Ra bến tàu mua vé đi Kizhi. Tham quan đảo Kizhi 4 giờ. Về lại hostel tự nấu ăn.
Ngày 9: Ra ga mua vé tàu đi Murmansk. Đợi 2 giờ để đi chuyến 10 giờ 30 phút. Nghỉ đêm trên tàu.
Ngày 10: Đến Murmansk. Mua vé tàu về lại Moscow và Yaroslavl. Về hostel nhận phòng. Chiều tham quan tượng người lính Alyosha nổi tiếng nằm trên đỉnh đồi có view nhìn toàn cảnh cảng Murmansk. Nghỉ đêm tại hostel.
Ngày 11: Nghỉ ngơi buổi sáng. Tham quan tàu phá băng Lenin. Về lại Moscow bằng tàu lửa chạy 35 tiếng. Nghỉ đêm trên tàu.
Ngày 12: Ở trên tàu.
Ngày 13: Đến Moscow, di chuyển đến ga chuyên đi Yaroslavl cách đó 200 mét. Đi 3 tiếng bằng tàu cao tốc đến với Yaroslavl. Đến Yaroslavl, dạo thành phố về đêm.
Ngày 14: Đi bộ ra bến thuyền mua vé dạo sông Volga. Đi bộ tham quan tất cả các nhà thờ nằm trong khu trung tâm lịch sử của thành phố được Unesco công nhận là di sản thế giới. Ngắm hoàng hôn trên sông Volga. Thư giản ở phố đi bộ, nghe nhạc và thưởng thức bia địa phương.
Ngày 15: Ngắm bình minh trên sông Volga, mua sắm một số đồ lưu niệm. Về hostel dọn hành lý để ra ga về lại Moscow lúc 11 giờ 35. Đến Moscow, đi xe điệm ngầm và tàu lửa cao tốc để ra thẳng sân bay Vnucovo về lại Việt Nam bằng Turkish Airways.
Ngày 16: Về Việt Nam.
Với lộ trình trên tôi tham quan được những điểm du lịch hàng đầu của Nga cùng với các công trình kiến trúc được Unesco công nhận là di sản thế giới. Bạn có thể đi thuyền dạo trên những con sống nên thơ cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của Nga. Tôi nghĩ lộ trình này thích hợp vừa tham quan khám phá vừa được trải nghiệm của các bạn có như cầu đi du lịch “bụi” như tôi.
3. Hostel rất rẻ và đáp ứng tiên nghi nhu cầu khách du lịch bụi
Hệ thống hostel ở Nga được đánh giá đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch bụi ngoại trừ chuyện nhân viên giao tiếp bằng tiếng Anh. Ở một số thành phố du lịch lớn như Moscow hay Saint Petersburg thì sẽ có một số hostel nhân viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, một số thành phố khác thì khó khăn hơn cho khách du lịch khi không biết tiếng Nga. Ở Moscow, tôi đặt được hostel Privet, ở đây nhân viên của họ nói tiếng Anh rất tốt và họ sẵn sàng PR cho dịch vụ này của mình trước cửa Hostel. Hệ thống giường trong hostel của Nga khá “kín đáo”. Có nghĩa mỗi gường đều có rèm che các bên để thuận tiện việc riêng tư của khách. Hệ thống tủ riêng cũng khá lớn sẽ giúp khách du lịch có thể bỏ được những ba lô hay vali cồng kềnh. Hầu như hostel nào cũng có đèn nghủ và ổ cắm điện cho từng giường ngủ. Tôi cũng đánh giá cao sự sạch sẽ trong phòng ngủ cũng như trong nhà vệ sinh ở các hostel. Bạn cũng sẽ được trang bị internet miễn phí trong phòng, sử dụng bếp và một số nguyên vật liệu nấu ăn miễn phí; tủ lạnh và lò vi sóng cũng được trang bị trong nhà bếp. Tất cả các hostel tôi ngủ đều có máy giặt, bàn là cho khách sử dụng. Tuy nhiên, bạn phải xem dịch vụ này có miễn phí hay không ở hostel mà bạn đặt.
Một vấn đề bạn lưu ý khi đặt phòng ở hostel là xem tỷ lệ đánh giá của khách du lịch như thế nào (tôi thường chọn là từ 8,5/10 điểm trở lên). Bạn nên xem hostel bạn dự định đặt có gần ga xe điện ngầm, tàu hỏa, khu mua sắm, siêu thị, điểm tham quan trong thành phố hay dịch vụ cho gởi hành lý ở hostel hay không nhé.
Bạn đừng nên quá lo lắng về chi phí ở hostel vì nó khá rẻ. Thông thường, hệ thống hostel thì đa phần lại là khách du lịch nội địa không đi theo tour sử dụng nhiều hơn khách nước ngoài. Có thể du lịch nước Nga rất kén khách vì nhiều lẽ. các hostel tôi ở đa phần là khách lẻ Nga. Họ có thể là học sinh, sinh viên, làm việc ngắn hạn và khách gia đình đi nghỉ mát. Vì thế chi phí ở đây phù hợp cho khách nội địa. bạn có thể dễ dàng tìm 1 giường trong phòng ngủ tập thể ở một hostel với giá 5 USD, một giá khá rẻ ở Châu Âu. Đa số các hostel tôi ở đều có giá từ 7-8 USD, vì tôi thường chọn những hostel ngay trung tâm thành phố.
Hình ảnh có liên quan

1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên.
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
———

4. Phương tiện vận chuyển
Đất nước Nga quá rộng lớn vì thế nếu bạn có ít thời gian thì hãy vận chuyển bằng máy bay với hệ thống bán vé trên internet nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên lưu ý việc bạn book xuất phát từ sân bay nào nhé. Ví dụ Moscow có đến 3 sân bay quốc tế ở các hướng khác nhau như Domodedovo, Sheremetyevo, Vnukovo.
Tàu hỏa là phương tiện vận chuyển hiệu quả khi số tiền của bạn không quá rủng rỉnh và bạn thư thái về thời gian. Tàu hỏa của Nga cũng có rất nhiều loại như tàu thường, tàu cao tốc. Đối với mỗi loại có nhiều hạng ghế khác nhau. Hạng 1 là khoang có 2 giường, trang bị tiện nghi rất tốt; hạng 2 là khoang 4 giường, đây là hạng thường dành cho khách đi tour với dịch vụ tương đối tốt; hạng 3 là khoang có 6 giường, đây là hạng mà tôi sử dụng trong suốt chuyến đi. Hạng 4 là khoang chỉ có ghế ngồi, thường dành cho khách đi những chuyến ngắn dưới 8 tiếng. Giá cả cũng sẽ chênh lệnh với nhau khá lớn cho từng hạng ghế.
Trên tàu hỏa loại thường ở Nga khi tôi đi ở khoang hạng 2 và 3 thường không được phục vụ ăn uống. Trên tàu sẽ có bán thức ăn cho khách và mỗi khoang đều có máy nước nóng để khách tự nấu mì gói hay pha cà phê. Vì vậy nếu đi tàu đêm hoặc dài ngày bạn nên mua trước một số thức ăn mang lên tà sẽ tiết kiệm được một ít tiền.
Hệ thống giao thông công cộng ở Nga rất tốt đặc biệt là metro ở các thành phố lớn. Ở Moscow bạn có thể sẽ tiết kiệm hơn khi bạn mua vé nhiều lần hơn là bạn chỉ mua từng lần sử dụng. Ví dụ như ở Moscow là 50 rúp cho 1 lần sử dụng, nhưng tôi mua 5 lần chỉ phải trả có 180 rúp thôi. Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống xe buýt hoặc xe điện cũng khá rẻ với chi phí khoảng từ 22-15 rúp cho các tuyến khác nhau. Taxi tương đối đắt đối với khách du lịch bụi nên nếu không thật sự cần thiết bạn không nên sử dụng phương tiện này.
Một lưu ý rất quan trọng là hầu như tất cả các trạm ga xe lửa ở Moscow đều có hệ thống Metro gần kề đi kèm.
Kết quả hình ảnh cho DI CHUYỂN ở Nga
5. Đổi tiền
Nga chỉ sử dụng tiền rúp và bạn chỉ nên đổi một ít ở sân bay vì tỷ giá khá thấp. Hầu như việc đổi ngoại tệ ở Nga rất dễ dàng. Bạn có thể thấy hầu hết các ngân hàng trưng bày tỷ giá ở khắp mọi nơi và hãy so sánh khi đổi. Cũng có một số điểm đổi ngoại tệ tư nhân ở trung tâm thành phố hay gần điểm tham quan tỷ giá còn tốt hơn cho khách du lịch bụi.
Kết quả hình ảnh cho tiền Nga
6. Chi phí ăn uống chấp nhận được
Bạn sẽ tốn khoảng khoảng 250-300 rúp cho một bữa ăn ở KFC hoặc MAC. Còn nếu muốn trở thành một người Nga thật sự thì thêm ly by tươi khoảng 80-120 rúp nhé. Tôi thường nấu ăn trong khách sạn nên chi phí sẽ tiết kiệm gần phân nửa so với việc ăn ở ngoài. Đồng Rúp xuống giá so với đồng USD cũng là một lợi thế cho khách du lịch khi đến với Nga vào thời điểm này.
7. Chi phí tham quan phù hợp và có thể tiết kiệm khá nhiều có khách du lịch bụi là sinh viên
Ở Nga các điểm tham quan hầu như phải mua vé. Giá vé thì cũng có nhiều loại cho các đối tượng khác nhau như khách người lớn, khách là sinh viên hay những người về hưu, khách là trẻ em. Và trong một điểm tham quan cũng có rất nhiều dịch vụ thêm bạn phải mua vé nếu muốn sử dụng. Ví dụ như nhà thờ Thánh Issac ở Saint Petersburg, nếu bạn muốn lên tháp chuông để ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao thì phải mua thêm vé này ngoài việc vào bên trong nhà thờ tham quan. Vé tham quan dành cho sinh viên thường rẻ hơn 50% so với vé người lớn. Một số nơi còn miễn phí hoàn toàn cho sinh viên như cung điện Mùa đông Hemintage.
Một lưu ý nhỏ là bạn có thể tốn một ít tiền chi phí cho việc chụp ảnh bên trong một số nhà thờ hay bảo tàng, thường là 100 rúp.
8. Hệ thống gởi hành lý ở các điểm tham quan và ga tàu lửa rất tiện lợi
Khi đi du lịch một mình, điều bạn quan tâm nhất là hành lý sẽ được gởi ở đâu khi đi tham quan. Hầu hết tất cả các điểm tham quan như bảo tàng, cung điện đều có dịch vụ gởi hành lý miễn phí cho du khách. Vì vậy, bạn an tâm và thoải mái khi không cần phải khệ nệ những hành lý trong suốt quá trình tham quan. Ở các ga tàu lửa, sân bay cũng đều có dịch vụ này và giá cả chấp nhận được. Ví dụ, một lần gởi hành lý ở ga tàu lửa là 170 rúp/kiện/ngày.
9. Mua đồ lưu niệm
Đây cũng là điều thú vị của khách du lịch khi mang về nhà những sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Ở Nga hệ thống các nơi bán hàng lưu niệm cho khách du lịch khá nhiều. Bạn có thể mua bên ngoài các điểm tham quan, trong bảo tàng, nhà thờ, cung điện, ga metro, ga tàu hỏa… chi phí tương đối rẻ như nhau. Nếu bạn mua ở các cửa hàng lưu niệm ở sân bay, phố trung tâm hay trung tâm mua sắm thì giá sẽ cao đôi chút. Theo kinh nghiệm bản thân, bạn nên mua ở bên ngoài của cung điện Mùa Thu, nơi có giá hàng hóa lưu niệm rẻ nhất và có thể thương lượng chút ít so với các nơi khác trong chương trình tôi đi qua.
10. Sim điện thoại
Ở hệ thống sân bay, ga tàu hỏa, ga metro hoặc các trung tâm mua sắm đều có bán sim card để bạn gọi ở Nga. Tôi mua loại super sim với giá 500 rúp với thời lượng gọi nội hạt và 3G là không giới hạn cho những ngày tham quan ở Nga.
Kết quả hình ảnh cho sim đt Nga
11. Nhiều hãng hàng không từ Việt Nam cho bạn chọn
Hiện nay, từ Việt Nam có nhiều hãng hàng không có đường bay đến với Moscow. Một số hãng có đường bay trực tiếp như Vietnam Airlines, Aeroflot hoặc có một số hãng bạn phải transit từ 1 đến 2 điểm dừng như Qatar Airways, S7 Airlines, Etihad Airways… Nếu có đủ thời gian để có một chuyến đi tiết kiệm như tôi, bạn phải tốn chút ít thời gian săn vé rẻ. Tùy theo từng thời điểm mà các hãng hàng không có các chương trình khuyến mãi khác nhau. Tôi sử dụng hãng Turkish Airlines với chất lượng rất tốt và book trước gần 3 tháng qua mạng.
Kết quả hình ảnh cho Aeroflot
12. Thời tiết dễ chịu hơn bạn tưởng
Nhiều khách ở xứ nhiệt đới như Việt Nam thường rất ngao ngán qua Nga vì thời tiết. Ở Moscow vào mùa đông và mùa xuân nhiệt độ có thể xuống âm vài chục độ C là chuyện bình thường và một số điểm tham quan thường đóng cửa không hoạt động. Tuy nhiên, thời gian hè hoặc chớm thu sẽ thích hợp hơn đối với khách du lịch Việt Nam. Bạn yên tâm vì tôi đi giữa cuối tháng 8, trời trong xanh và một số nơi ở phía Bắc lá bắt đầu chuyển vàng tuyệt đẹp. Nhiệt độ dao động khoảng từ 15-25 độ C, một số nơi ban đêm có thể xuống đến 10 độ nhưng vẫn thích hợp cho dân du lịch bụi khi không phải mang vác đồ lạnh cồng kềnh khi đi du lịch.
13. Bạn sẽ được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các cụ già người Nga
Đến Nga, bạn sẽ ít gặp nhưng ánh mắt tò mò của người địa phương với khách du lịch nước ngoài như các quốc gia Trung Á và Trung Đông khác. Điều này đối với tôi là một sự dễ chịu. Và sẽ không ít lần những người Nga sẽ đoán trúng bạn là những khách du lịch đến từ Việt Nam. Đời sống của Nga ngày càng phát triển, giới trẻ Nga tất bật với công việc nên đôi khi bạn sẽ thấy họ thờ ơ hoặc không nhiệt tình giúp đỡ du khách. Tuy nhiên, những bà cụ, ông cụ người Nga vẫn rất tốt bụng, nhiệt tình và hồn hậu. Họ sẽ tận tình giúp đỡ cho bằng được khi ngôn ngữ giữa họ và bạn thật sự là một rào cản lớn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi cần sự giúp đỡ vì những người Nga như thế vẫn hiện diện trong một xã hội phát triển như nước Nga ngày nay.
14. Nga có an toàn không cho khách du lịch bụi Việt Nam?
Câu trả lời là có. Đối với những quốc gia giàu có phương Tây thì tình trạng an ninh trật tự cũng hiện diện mọi nơi chứ không riêng gì Nga nếu bạn không tự trang bị cho mình những kỹ năng bảo vệ cần thiết khi đi du lịch một mình. Ở Nga hiện nay sự phân hóa giàu nghèo khá rõ rệt vì thế xã hội sẽ phát sinh những hệ lụy nhất định như tình trạng nhập cư trái phép, ăn xin, bạo lực… Người Nga cũng thường sử dụng rượu bia kể cả trong những bữa ăn hằng ngày. Bạn sẽ không ít lần khi ngửi mùa bia rượu trong thang máy hay trong toa xe điện ngầm. Hay như bạn sẽ thấy rất nhiều người Nga say khướt vào những buổi sáng và không ít lần họ ẩu đả với nhau trên phố. Là một khách du lịch nước ngoài bạn nên tránh xa không chỉ ở Nga mà ở các nước Bắc Âu khác được xem là ít tội phạm nhất trên thế giới. Bạn không nên đi một mình những chỗ vắng vẽ, không tự ý bắt chuyện với người lạ… đó là những kỹ năng sống cần thiết khi đi du lịch một mình. Trước khi đi tôi cũng thường đọc những thông tin về nạn phân biệt chủng tộc của những băng “đầu trọc” ở Nga, hay sự kỳ thị của người Nga về vấn đề giới tính nhưng những điều này không xảy ra trong chuyến đi của tôi mà có chăng là sự giúp đỡ nhiệt tình của những người Nga lớn tuổi và họ biết tôi đến từ Việt Nam.
15. Bạn sẽ tốn bao nhiêu chi phí cho chuyến du lịch như tôi?
Này nhé, bạn thử tính cùng tôi chi phí mà tôi đã trải nghiệm qua 16 ngày ở Nga
- Vé máy bay: SGN-MOSCOW-SGN: 600 USD (giá khuyến mãi này bạn phải canh nhé. Nếu không sẽ giao động từ 700 -1000 USD/vé)
- Lưu trú: 60 USD cho 8 đêm
- Vé tàu hỏa hạng 3 và 4 cho cả lộ trình: 190 USD
- Ăn uống: 176 USD
- Tham quan: 75 USD (do tôi sử dụng thẻ sinh viên)
- Hàng lưu niệm: 42 USD
- Visa Nga: 200 USD (tôi làm qua dịch vụ)
- Phí giặt ủi: 7 USD
- Vé metro, buýt, xe điện: 14 USD
- Các chi phí khác như vệ sinh, gởi hành lý ở ga tàu hỏa: 9 USD
... Và nếu bạn là người thích xê dịch thì nước Nga giờ đây có thể trở thành một điểm đến tuyệt vời cho chuyến du lịch bụi của bạn đấy.
(Những Bước Chân)

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ