SCHENGEN VISA LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI NHẬP CẢNH

SCHENGEN VISA INFO về nhập cảnh
PLĐ xin chia sẽ lại bài viết cực kỳ hữu ích từ bác Kim Van Chinh,chuyên hỗ trợ cung cấp kiến thức cho cộng đồng du lịch.
Chuyện cũ nhưng chẳng bao giờ cũ. Mặc dù nhiều người do lý do này nọ bị trả giá khi gặp khó khăn khi nhập cảnh, nhưng cũng rất nhiều người đi lọt bởi may mắn, bởi tinh ranh... Rồi ngày nào cũng có người hỏi "Visa Pháp, nhập cảnh Đức được không?". Và admin vẫn phê duyệt các topic như vậy, và các câu trả lời vẫn rất sôi động, nhiều khi tranh luận căng thẳng, và nhiều bạn cung cấp thêm những kinh nghiệm quý cho những người đi sau...
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN VISA
Do vậy, tôi trích từ các thông tin trên trang schengen info và các quy định của một số sứ quán giải thích một số điều luật về nhập cảnh schengen để mọi người rộng đường tham khảo. Để mọi người có thể hiểu hết, tôi xin chỉ post ở đây lời dịch ra tiếng Việt.
———
1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên. 
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
1. XIN VISA Ở SỨ QUÁN NÀO?
Nơi nộp đơn xin Schengen Visa?
Bạn sẽ phải nộp đơn xin Schengen Visa tại đại sứ quán / lãnh sự quán / trung tâm thị thực của điểm đến chính của bạn trong Khu vực Schengen.
“Điểm đến chính’ có nghĩa là:
• Khi bạn chỉ đến một nước Schengen duy nhất, hãy nộp đơn tại đại sứ quán / lãnh sự quán / trung tâm thị thực của nước đó.
• Khi chuyến đi của bạn đến nhiều hơn hai nước trong khối Schengen, hãy nộp đơn tại đại sứ quán / lãnh sự quán / trung tâm thị thực của đất nước nào mà:
o Bạn sẽ lưu trú nhiều ngày hơn
o Nếu bạn lưu trú ở hai hoặc nhiều nước với số ngày bằng nhau, hãy xin visa ở nước bạn đến đầu tiên.
Ghi chú: Tưởng như vấn đề đã rất rõ nhưng còn rất nhiều người vẫn chọn nước "xin visa dễ" như Pháp chẳng hạn để thực hiện chuyến đi thật của mình đến nước khác. Vậy đọc tiếp:
2. CÓ NÊN LÀM HỒ SƠ GIẢ HAY KHÔNG?
Nếu nhân viên xét visa phát hiện ra rằng, bạn đã cung cấp hành trình du lịch giả, thị thực của bạn sẽ bị từ chối và điều tồi tệ hơn nữa, đơn xin thị thực của bạn cũng có thể bị từ chối trong tương lai. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định xem bạn nên hay không nên tạo ra một lịch trình giả với vé máy bay giả và booking khách sạn giả.
Ghi chú: Vậy tuyệt đối không nên làm hồ sơ giả. Nếu bạn cần zic zắc chút chỗ này thì phải cố gắng sao cho hồ sơ nộp trùng khớp với lịch trình đi thực tế. Nếu có phải thay đổi, chỉ thay đổi tiểu tiết và không để lại bằng chứng để họ không cho nhập cảnh hoặc hủy visa.
3. RÀNG BUỘC TUYÊN THỆ VÀ CAM KẾT
Khi ký đơn visa ai cũng phải ký tuyên thệ với nôi dung sau:
Tuyên thệ
Quy định theo Điều 54, Khoản 2, Mục 8 liên quan đến Điều 53 Luật Cư trú
Một công dân nước ngoài có thể bị trục xuất, nếu người này cung cấp các thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ để có được thị thực Schengen.
Người nộp đơn có trách nhiệm cung cấp các thông tin đúng với hiểu biết và lương tâm của mình. Nếu người đó từ chối cung cấp hoặc chủ đích cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ thì hậu quả có thể là đơn xin cấp thị thực bị từ chối hoặc người đó bị trục xuất khỏi schengen trong trường hợp thị thực đã được cấp. Bằng việc ký tên dưới đây người xin thị thực xác nhận trước khi nộp đơn đã được phổ biến về hậu quả pháp lý của việc từ chối cung cấp, cung cấp thông sai lệch hoặc không đầy đủ trong quá trình xin cấp thị thực và thực hiện chuyến đi.
Tôi cam kết rằng đã hiểu rõ: Các dữ liệu đã khai báo trong đơn xin visa và sinh trắc học liên quan đến việc xét cấp thị thực cho tôi, hoặc liên quan đến quyết định hủy bỏ, thu hồi hay gia hạn thị thực. Các dữ liệu này sẽ được nhập và lưu trữ trong Hệ thống Thông tin Thị thực (VIS)1 trong thời gian tối đa là 5 năm. Trong thời gian này các cơ quan cấp thị thực và các cơ quan có chức năng kiểm tra thị thực tại biên giới bên ngoài và trong phạm vi các nước thành viên cũng như các cơ quan di trú và tị nạn của các nước thành viên có thể truy cập các dữ liệu và thông tin lưu trong VIS nhằm mục đích: xác minh xem các điều kiện nhập cảnh và lưu trú hợp pháp tại các nước thành viên có được đáp ứng hay không, nhận dạng những cá nhân không hoặc không còn đáp ứng những yêu cầu đó… Các cơ quan có thẩm quyền được chỉ định của các nước thành viên và Europol cũng có thể truy cập các thông tin và dữ liệu này nhằm mục đích phòng chống, phát hiện và điều tra các tội phạm khủng bố và các hành vi tội phạm nguy hiểm khác.
Tôi cam đoan đã cung cấp các thông tin trên (nêu trong tờ khai và các giấy tờ kèm theo) đúng với hiểu biết và lương tâm của tôi và những thông tin đó đúng sự thật và đầy đủ. Tôi nhận thức được rằng, cung cấp thông tin sai sẽ dẫn đến việc đơn bị từ chối hoặc thị thực đã cấp bị hủy và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật của nước thành viên xử lý đơn.
Tôi cam kết rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên trước khi thị thực hết hạn, nếu tôi được cấp thị thực. Tôi hiểu rõ rằng, việc có thị thực chỉ là một trong những điều kiện để nhập cảnh vào lãnh thổ châu Âu của các nước thành viên. Được cấp thị thực không phải là có quyền đòi bồi thường, nếu tôi không đáp ứng các điều kiện theo điều 5, khoản 1 Pháp lệnh (EG) số 562/2006 (Quy tắc biên giới của Schengen) và không được nhập cảnh. Điều kiện để nhập cảnh có thể sẽ được tái thẩm tra sau khi nhập cảnh vào lãnh thổ các nước thành viên schengen.
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN VISA
4. DÀNH CHO AI XIN VISA PHÁP, NHẬP CẢNH "ĐỨC"
Muốn nhập cảnh khác với nước xin visa thì trong đơn xin visa ở Mục 23, bạn phải ghi rõ nước schengen nhập cảnh đầu tiên là "ĐỨC"; đồng thời Mục 22 bạn phải ghi rõ các nước sẽ đến thăm bao gồm PHÁP, ĐỨC và các nước khác định đến. Trường hợp này, khi đi bạn nên in thêm tờ khai visa (nội dung khai này họ đã lưu trên hệ thống) để nếu cần thì đối chất với nhân viên nhập cảnh nếu bị hỏi.
Việc chon nước nhập cảnh phải được hoạch định trước khi xin visa. Nếu vì lý do vé rẻ cũng phải nghiên cứu trước tuyến nào thường có vé rẻ vào thời điểm mình dự định bay. Tuyệt đối không vì một hai trăm đô vé rẻ ngẫu nhiên mà thay đổi tuyến đi đã khai báo, thiệt hại của hành vi này có khi không tính nổi bằng tiền...
THAY KẾT: 
Mong mọi người đã đi nhiều hoặc sống ở châu Âu hiểu rõ luật schengen để chấp hành đúng, khuyên bảo người nhà và người mới đi lần đầu sao cho đúng pháp luật. Mong những người mới đi lần đầu hiểu rõ các nội dung liên quan để thực hiện, không phải hỏi đi hỏi lại những câu hỏi không cần thiết.
Châu Âu nói chung và schengen nói riêng là mẫu mực của vùng đất tự do nhưng họ cũng không dung thứ sự làm dụng vi phạm pháp luật, trong đó có luật nhập cảnh.

(Kim Van Chinh)

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ