Kinh nghiệm làm visa Turkey

Kinh nghiệm làm visa Turkey

Do có vài bạn hỏi về kinh nghiệm làm visa Turkey, mình viết lại note này.
Vì đã có stt hỏi các bạn về vụ làm visa Thổ, giờ đã làm được rồi và đi về rồi, mình xin chia sẻ lại thông tin và kinh nghiệm như một lời cảm ơn các bạn đi trước và kênh tham khảo cho các bạn đi sau.
Kết quả hình ảnh cho thổ nhĩ kỳ
———
1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên.
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
———

1/ Không nên thuê dịch vụ vì quá đắt mà vẫn phải làm quá nhiều thủ tục giấy tờ, lại vẫn phải lên tận Đsq trình diện.
Hội làm dịch vụ này đòi rất nhiều thứ thí dụ: ngoài vé bay, chứng minh tài chính, họ còn đòi hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê ngân hàng, hộ khẩu, thâm chí cả chứng nhận kết hôn hoặc độc thân... tất cả đều phải dịch ra tiếng Anh và công chứng, rất mệt
2/ Vậy tự làm thì cần những gì?
+ Giấy mời : hãy liên lạc với 1 cty du lịch bên Thổ, hoặc bạn bè, người quen bên đó...
+ Giấy xác nhận của cơ quan rằng mình là nhân viên của bổn hãng, có position thế này, với mức lương thế này, được nghỉ phép từ ngày này đến ngày nọ (cái này mình làm 3 trong 1 bằng cả 2 thứ tiếng, có dấu đỏ của cty luôn).
Kinh nghiệm là làm giấy này ngắn gọn rõ ràng, chứ không cần phải photo dịch công chứng cả một hợp đồng lao động dài thượt mấy chục trang làm gì cho tốn tiền. (có bạn trong nhóm dịch và công chứng mất gần 1 M)
+ Chứng nhận tiền gửi của bank (càng nhiều xiền càng tốt) hoặc giấy tờ sở hữu đất nhà.
+ Bảo hiểm du lịch (cover từ ngày đầu đến ngày cuối hành trình)
Lưu ý:
Tất cả những giấy tờ trên họ đều đòi phải có dịch tiếng Anh và công chứng.
Nhưng trên thực tế mình không tốn 1 đồng công chứng nào vì giấy xác nhận của cơ quan và bảng lương mình đều tự dịch ra tiếng Anh và để song ngữ rồi đề nghị cty nơi mình làm việc đóng dấu đỏ.
Còn lại giấy mời, chứng nhận tiền gửi và bảo hiểm DL thì đương nhiên là = tiếng ANh hoặc song ngữ rồi .
Hình ảnh có liên quan
3/ Làm sao để vào Đsq mà không bị "hắt hủi" ?
Hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ gồm bản khai trên mạng in ra, ảnh chân dung 4x6 và bản gốc của 3 loại giấy kể trên, cùng vé máy bay mang đến đsq vào các ngày chẵn, buổi sáng sau 9h30.
Nếu bạn gác cổng có hỏi đến làm gì (giọng có thể không ấm áp cho lắm ) thì cũng đừng nao núng, hãy nói 1 cách tự tin là có hẹn đến nộp giấy tờ làm visa. Nhớ khép chặt cửa, cất túi xách, balo ở tủ ngoài kẻo bị mắng, chỉ cầm theo kẹp giấy tờ thôi.
Nhớ mang theo CMT và 60$

4/ Nên làm sớm trước lúc đi ít nhất khoảng 1 tháng. Vì quá trình xét khá lâu, khoảng 3-4 tuần.
Lúc nào có visa nhân viên Đsq sẽ gọi điện.
Bạn nhân viên tiếp nhận hồ sơ (cũng là người gọi điện liên lạc) thực ra khá nhẹ nhàng, dễ thương và xinh xắn.
Khi đến lấy nhớ mang photocopy CMT
5/ Cũng có cách khác nữa nếu bạn đi sang Thổ từ một nước thứ 3 thì hãy xin visa từ nước đó. Thoạt tiên bọn mình cũng định làm thế, nhưng rất tiếc bọn mình sang nước thứ 3 đó lại đúng vào ngày nghỉ nên lại phải chọn phương án làm từ trong nước.
6/ Thoạt tiên bọn mình cũng định cam tâm chấp nhận làm dịch vụ của cty HG với giá 180 $ (lúc đầu họ ra giá những 240$ cơ).
Nhưng do cty đòi hỏi quá nhiều giấy tờ và hóa ra đương đơn dù ở tỉnh nào cũng vẫn phải lên Đsq trình diện, hơn nữa phí dịch vụ của họ thì cao hơn cả giá vé bay từ SG ra, nên cuối cùng bọn mình quyết định tự làm.
7/ Làm e-visa là tiện nhất, rẻ nhất , có 45€ thôi, chỉ cần khai trên mạng nhưng với điều kiện phải có visa Mỹ, Eu... còn hạn và phải bay vào và ra khỏi Thổ bằng hãng Turkish hoặc 2 hãng no - name nào đó cũng của Thổ, chơi khó nhau thế cơ chứ
Ps: Thực ra mình cũng có đủ điều kiện làm e-visa, nhưng để tỏ tình đoàn kết với các bạn cùng nhóm, mình xin giấy mời từ ĐSQ VN tại Turkey rồi làm visa cùng với cả nhóm cho suôn sẻ và để... có kinh nghiệm chia sẻ với các bạn.
(Thu Tam Nguyen)

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ