Kinh nghiệm du lịch Ladakh tự túc

Kinh nghiệm du lịch Ladakh tự túc
Phần 1: Chuẩn bị cho 1 chuyến đi tới vùng tiểu Tây Tạng Bắc Ấn Leh-Ladakh
1 vài bạn sau khi thấy post của mình tuyển người cho chuyến đi tới Ladakh tháng 9 mùa thu năm nay thì có hỏi mình 1 vài câu hỏi, nên sẵn tiện mình sẽ viết toàn bộ ra ở đây cho tiện
Q1. Acute Mountain Sickness (AMS) là gì và cách phòng chống như thế nào
Có thể nhiều bạn đã biết nhưng cũng có thể có nhiều bạn chưa biết, Ladakh nằm ở độ cao khá lớn nằm xuôi theo đuôi dãy Himalaya, tại Leh town có độ cao khoảng 3200 mét so với mực nước biển, tuy nhiên các vùng xung quanh mà các bạn muốn trải nghiệm vẻ đẹp thực sự của Ladakh, độ cao có thể lên tới trên 5000m, điển hình là đèo Khardungla nổi tiếng, con đèo cao nhất thế giới có độ cao khoảng 5600m so với mực nước biển.
Trong hình ảnh có thể có: đám mây, núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Thường thì, khoảng độ cao trên 8000ft (2438m), giới hạn của con người bắt đầu bị phá vỡ và dần phải làm quen với AMS (đại khái là chứng shock độ cao), ở từ độ cao như vậy trở lên, không khí khá loãng và lượng oxy cung cấp cho cơ thể không còn được đảm bảo, dẫn đến thiếu hụt oxy lên não và gây ra các hiện tương đau đầu, chóng mặt, cơ thể nhức nhối, và khó thở,…, rất khó chịu, chắc hẳn không ai muốn gặp những tình trạng như thể trong chuyến đi của mình đúng không ạ.
Bản thân con người mình chính là 1 hệ sinh học, chính vì thế lên độ cao lớn, cơ thể cần thời gian để thích nghi
1 vài tips để giảm thiếu, hạn chế khả năng bạn bị AMS khi đi ở những vùng độ cao lớn:
- Lên độ cao 1 cách từ từ
- Giữ cơ thể luôn có lượng nước đầy đủ
- Tránh uống quá nhiều nước
- Tránh ngủ tại nơi có độ cao lớn
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng những chất kích thích
- Giữ cho cơ thể ấm, khi cơ thể lạnh, nó cần nhiều năng lượng để cân bằng trong khi bạn đang bị thiếu oxy
- Ăn nhiều tinh bột hơn
- Tránh ngủ trong thời gian ban ngày (Đặc biệt trong ngày đầu tiên bay tới Leh, có mệt cũng ko được ngủ ngày)
- Ngủ nghiêng về bên phải nếu có thể
- Uống thuốc chống AMS, mình sẽ chia sẻ ở bài viết sau
- Mang theo Oxygen cilinder khi cần thiết
Khi gặp phải AMS hoặc bạn cảm thấy cơ thể khó chịu và mệt mỏi, đau đầu, cách tốt nhất đó là hãy di chuyển đến vùng có độ cao thấp hơn ngay lập tức, cơ thể sẽ thích nghi 1 cách tốt hơn và bạn sẽ trở lại tình trạng bình thường.
Trong hình ảnh có thể có: đám mây, bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiên
Q2. Bị hen xuyễn có đi Ladakh được không
Thực ra thì bản thân mình cũng có bị 1 chút nhưng ở tình trạng nhẹ, không khí ô nhiễm chút là hắt hơi dị ứng mạnh, tuy nhiên, khi mình lên Ladakh, không khí trong lành, uống thuốc và giữ cơ thể có nước 1 cách hợp lý thì thích nghi khá nhanh và không bị vấn đề gì
Dựa theo những gì trong bài viết này thì, người bị hen xuyễn không vấn đề gì khi đi lên vung độ cao cao cả http://www.altitudemedicine.org/altitude-and-pre-existing-…/
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ trước chuyến đi để đảm bảo
Q3. Người bị high blood pressure, áp lực máu cao có thể đi Ladakh không
Cái này thì mình cũng không hẳn là rõ, nhiều người đi trên những con đèo cao hiểm trở + thêm cơ thể phải thích nghi với độ cao như vậy sẽ cảm thấy áp lực và áp lực máu lên cao, cũng khá nguy hiểm
Tốt nhất là bạn vẫn nên mới gặp bác sĩ.

Q4. Mang gì cho Leh-Ladakh trip, đặc biệt là trip vào mùa thu, thời điểm giao mùa, trời trở lạnh và tê tái
Basic travel kit essentials

- 2 photos ID
- Bút và sổ nhỏ
- Padlocks
- Balo to, vali và balo trong ngày
- Đèn đi đêm
- Kéo nhỏ
- Đồng hồ đeo tay
- Kính chống nắng
- Plastic bag, zip lock bag
- Bình nước 500ml
Quần áo đi núi (must have)
- Kem chống lạnh (cold cream)
- Kem chống nắng dạng lotion hoặc dạng sịt
- Kem chống nẻ (độ cao cao thường rất khô)
- Hydrate mist (xịt giữ nước cho da)
- Mũ
- 1 áo khoác mỏng
- Đồ len mặc trong và tất len
- Găng tay len chống lạnh
- 2 cặp đồ giữ nhiệt
- Tất
- Khăn tắm
Đặc biệt là đồ ăn vặt, đến Ấn bạn nên mang khoảng vài kg đồ ăn, mỳ tôm, thịt khô, xúc xích, vì ăn uống ở Ấn khá khó ăn, kể cả trên Ladakh, trên này có bán thịt gà, thịt cừu, tuy nhiên nếu ăn đồ ăn nhà tour thì sẽ khá khó ăn, không hợp khẩu vị, thế nên bạn có găng mang thêm những đồ ăn, snack mình thích nhé.
Trong hình ảnh có thể có: núi, đám mây, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Q5. Nhưng loại đồ gì đặc biệt cần thiết để đi Ladakh theo từng thời điểm
Thời điểm để di Ladakh tốt nhất khoảng tháng 5 tới tháng 10, khi mà vào mùa hè, tuyết bắt đầu tan và thời tiết nắng đẹp, khô ráo, tiện để đi
Tháng 5 vào tháng 9,10 là 2 thời điểm mới giao mùa nên sẽ khá lạnh, cần nhiều quần áo chống lạnh hơn
Tháng 6,7,8 thì khá nóng ban ngày, nhất là ở tại leh town, tuy nhiên, đêm vẫn có thể tụt xuống âm độ, phù hợp cho bạn nào muốn đi trekking tại Ladakh, cắm trại trên đồi cao hay tận hưởng 1 khoảng thời gian hè sống ở đây, những điểm trekking khá tuyệt như Makha valley trek (7-9 ngày) hay Sham valley trek (3 ngày)
Thời điểm đẹp nhất để đi Ladakh, 1 là bạn đi sớm, khoảng tháng 4, để ngắm hoa đào và hoa mơ, còn không thì vào mùa thu, giữa tháng 9 tới giữa tháng 10, những rặng bạch dương chuyển vàng sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, đi muộn quá sẽ có khả năng gặp bão tuyết và nhiệt độ đêm xuống rất thấp, nhất là tại những nơi như hồ Pangong hoặc hồ Moriri nếu bạn muốn ngủ lại
Vậy theo kinh nghiệm của mình thì mình list ra những đồ cần thiết đây:
- 2-3 cặp đồ giữa nhiệt (thermal wears)
- 3-4 cặp đồ đan len
- 1 áo khoác len hoặc áo khoác 3 lớp, tuy nhiên vẫn thoải mái cử động
- Nên mua 1 chiếc áo khoác mỏng lông vũ gấp gọn dạng Uniqlo, mặc trong và mặc thêm 1 áo 2 lớp thời trang bên ngoài là tốt nhất
- 3-4 cặp tất đan len
- Khăn choàng cổ đan len
- 1 giầy trekking chống nước, vì có thể phải đi lên tuyết
- 1-2 mũ để chống nắng, nắng tại Ladakh UV rất cao vì nới này khá cao, ánh nắng trong và gắt
- 1 monkey cap
- Kính chống nắng
- Găng tay
Q6. Có ATM nào ở Ladakh không
Tại Leh town có 4-5 cái ATM tuy nhiên ở những vùng khác thì không có, nếu ai thiếu tiền hoàn toàn có thể rút tiền mặt từ thẻ visa hoặc master card tại nhưng ATM này, tuy nhiên chỉ có thể rút ở Leh thôi nhé.

(Le Tu)

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ