LÀM SAO ĐỂ XIN VISA SCHENGEN NƯỚC NÀY NHẬP CẢNH NƯỚC KHÁC?

LÀM SAO ĐỂ XIN VISA SCHENGEN NƯỚC NÀY NHẬP CẢNH NƯỚC KHÁC?
Sau post hôm trước về schengen visa info có rất nhiều comment và tranh luận, tôi thấy cần post thêm topic này. Bởi vì qua đọc các commemt và inbox tư vấn tôi thấy, có rất nhiều người có nhu cầu đi trái tuyến như vậy, nhiều bạn lại quá lo lắng, bất an khi buộc phải đi trái tuyến. Và nếu không post thêm topic này thì hơi thiếu.
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN
Tôi tạm chia trường hợp “nhập cảnh nước B khác nước xin visa A” thành các trường hợp sau đây:
1.NHU CẦU CÓ TRƯỚC KHI XIN VISA
Nếu nhu cầu xin A nhập B có trước khi xin visa. Lý do: Tôi thích đi như vậy theo nhu cầu cá nhân; lịch trình tôi như vậy. Hoặc vé vào B rẻ hơn vé vào A nên tôi xin visa A nhưng nhập cảnh B… Trường hợp này rất dễ thực hiện: bạn chỉ việc lập trình, mua vé máy bay hoặc booking vé như ý muốn, đồng thời khai báo mục 22 trong đơn xin visa là nước schengen đầu tiên nhập cảnh là B; mục 23 là danh sách các nước Schengen là điểm đến là A và có cả B, cùng nhiều nước khác trong lịch trình…, và mục đích chuyến đi – Mục 21- (nếu thăm thân) cần ghi thêm mục đích du lịch.
Trường hợp này làm visa không có gì bị trở ngại. Không ai đi du lịch 15 ngày châu Âu mà chỉ đi một nước. Còn việc nhập cảnh đâu là quyền của công dân. Các sứ quán họ có trách nhiệm phê duyệt quyền đó.
Tuy nhiên, sau khi bạn đã được cấp visa gắn với hồ sơ do chính mình nộp, ký tuyên thệ và được lưu trữ trên hệ thống giám sát Schengen thì quyền đó bị giới hạn bởi chính cái visa đã cấp gắn với hồ sơ bạn đã nộp.
Nếu bạn khai hồ sơ visa như tôi đã nói trên thì khi có visa bạn cứ đi theo như ý muốn của mình (đã được phê duyệt). Khi đi nhớ mang theo đơn xin visa để nếu bộ phận checkin hàng không sân bay vn và bộ phận nhập cảnh sân bay đến họ hỏi thì show ra là ổn.
Tuy nhiên, nhiều bạn (do mơ hồ hoặc do từ trước vẫn làm dụng điều này) lầm tưởng 2 quyền nêu trên (quyền được xin nhập cảnh bất cứ nước Schengen nào và quyền nhập cảnh sau khi có visa). Họ lập luận chung chúng và đại khái rằng : có visa Schengen rồi tôi muốn nhập đâu thì nhập. Các bạn hiểu vậy và khuyên bảo vậy là sai rồi.
Điều hạn chế đầu tiên khi nhận visa là ở chữ Stat Schengen (đi 26 nước Schengen) hay Limited (chỉ được nhập cảnh và lưu trú ở 1 nước A cấp visa).
Thứ hai là chữ multi (nhập cảnh nhiều lần), double (2 lần) hay single (chỉ 1 lần). Nhập cảnh 1 lần nghĩa là được 1 lần nhập vào Schengen, sau khi vào được đi lại tự do trong 26 nước.
Ai có visa multi hay double thì nhập cảnh lần đầu phải đi đúng theo đơn đã xin cho lịch trình lần đầu). Các lần nhập cảnh thứ hai trở đi do có thể thay đổi hoặc chưa lập trình trước thì bạn nhập nước nào cũng được.
Thứ ba là là nước được quyền nhập cảnh (không thể hiện trên visa) nhưng gắn với hồ sơ lưu trữ của bạn. Trên thực tế việc người đi thay đổi lịch trình sau khi có visa là bình thường và các nước Schengen họ vẫn dành cho bộ phận XNC (nhiều bạn quen gọi là hải quan) họ kiểm tra và quyết định. Họ có phân biệt rõ rệt theo uy tín của hộ chiếu. Trước đây người Việt mình đi ít, uy tín VN còn cao, họ cũng thả lỏng điều kiện này. Đúng là hồi ấy ai đi đầu nhập đầu tùy ý. Nhưng một vài năm gần đây, sau hàng loạt sai phạm của người Việt ở nước ngoài, việc siết chặt kiểm tra điều kiện này ngày càng chặt (thể hiện rõ nhất là họ yêu cầu hàng không ngay từ sân bay đi ở VN phải kiểm tra vé bay).
KẾT LUẬN MỤC NÀY là: muốn xin A, nhập B chỉ việc nộp hồ sơ đúng như vậy và khi đi thì nhớ mang theo hồ sơ có cả đơn xin visa.
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN

2. NHU CẦU CÓ SAU KHI XIN VISA
Nếu nhu cầu xuất hiện sau khi nhận visa. Bạn vẫn có thể đổi vé, đổi tuyến, từ đó đổi cả lịch trình và booking:
- Việc đổi đó không cơ bản (tiểu tiết, không đổi điểm nhập cảnh, vẫn bảo đảm ở nước xin visa lâu nhất) thì bạn cứ tự tin đổi và đi bình thường.
- Việc đổi không cơ bản nhưng vé về đổi xuất cảnh ở nước khác, lịch trình có thay đổi đoạn cuối so với hồ sơ xin visa: bạn nên chuẩn bị kỹ hơn, phải có vé nối tuyến sao cho chu trình nhập cảnh đến xuất cảnh phải có các vé giao thông khép tuyến (trừ những tuyến ngắn quá đi bus công cộng hoặc có phương tiện người nhà chở đi, hoặc bạn có hợp đồng thuê xe tự lái với điểm trả xe ở điểm về hợp lý).
- Việc đổi cả vé đến, đi và nước nhập xuất cảnh, nhưng không phá vỡ điều khoản ở nước A xin visa lâu nhất: Trường hợp này bắt đầu có rủi ro khá cao, ngay từ sân bay VN. Các bạn rơi vào case này (mà không mail, điện thoại báo cho sứ quán lấy ý kiến của họ) thì phải chịu rủi ro nhất định. a/ Nhân thân tốt, khéo ăn nói, hộ chiếu đi nhiều rồi, có đủ vé khép tuyến… bạn có thể đi lọt với sác xuất khá cao. b/may rủi: gặp nhân viên và ca trực dễ tính, nhập cảnh nước dễ tính (ví dụ nhập Ba Lan, Hungary, Bồ Đào nha, Hy Lạp dễ tính hơn nhập Đức, Áo, Đan Mạch) thì đi lọt rất nhiều khả năng, có gặp khó dễ thì cũng mất vài chục phút hỏi hạn thẩm định thôi. c/ Đi lần đầu, lớ ngớ, tiếng Anh và bản địa kém, dáng vẻ thiếu tự tin, lại trai xinh gái đẹp (không phải ông bà già lẩm cẩm), chọn nước nhập cảnh khó (Đức chẳng hạn), sân bay khó (Frankfurt khó hơn Berlin) thì rủi ro rất cao… Muốn phòng thân thì phải làm theo mục sau.
- Đổi vé nhưng đã có hỏi sứ quán bằng mail, gọi điện có lý do chính đáng, được họ chấp thuận, có lưu giữ bằng chứng chấp thuận (mail in ra, điện ghi âm lại). Trường hợp này đi lại an toàn.
- Đã có mail gọi điện nhưng họ trả lời hãy đi theo lịch đã duyệt hoặc họ không trả lời: Tốt nhất các bạn hãy đừng đổi vé, cứ đi theo lịch đã duyệt nếu không muốn chịu rủi ro cao.
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN
3. DÀNH CHO CÁC BẠN XIN VISA DỊCH VỤ VÀO PHÁP CHO DỄ
Tôi không “dạy gái vén váy” ở đây nhé hoặc khuyên bảo ai bất kỳ kiểu như “làm sao book airbnb cho 2 người mà ở 5 người”, “làm sao trốn vé tàu vé bus”…. Tuy nhiên, rất nhiều bạn hiện nay làm visa dịch vụ, chủ động hoặc bị động, gặp đối tác có tâm hoặc không có tâm, sau khi có visa Pháp rồi, trả tiền dịch vụ rồi, mới lo book vé bay vào nước khác.
Các bạn này đã mắc sai lầm rấ lớn là đã không chịu tìm hiểu từ đầu, chịu khó xin visa đúng theo nhu cầu của mình, đúng luật, tự mình làm khó mình. Bây giờ đến chân rồi buộc phải nhẩy thôi, và bước nhẩy rõ ràng là có rủi ro. Lời khuyên của tôi như sau.
a/Bạn phải suy nghĩ tính toán chi phí rủi ro bạn phải gánh chịu để đánh đổi lấy sự tiện lợi của mình.
b/ Tốt nhất là bạn nên giữ nguyên lộ trình bay nhập A (nếu xin visa A), chuẩn bị đủ hồ sơ để minh chứng tôi sẽ ở A lâu nhất để sẵn sàng show cho 2 cửa xuất VN và nhập A. Chỉ sau khi bạn đã bước qua cửa nhập cảnh, bạn mới có quyền thay đổi lịch trình do lý do nào đó và bạn có thể công khai thực hiện (còn trước khi nhập cảnh bạn cần giấu kín kế hoạch/ dự định thay đổi đi, coi như chưa có). Do vậy bạn có quyền tự do đi đến nước B bạn muốn bằng tàu, bus, máy bay….
c/ Bạn có thể mail hỏi sứ quán nhưng chắc chắn 100% họ không cho phép như vậy.
d/ Bạn có thể liều đi và tự tin vào case của mình : bạn phải gánh chịu rủi ro cao: đơn giản là đình chỉ bay mua vé khác, cao hơn là đóng dấu theo dõi ở trang “Bị chú - Observations” trang 6-7-8 Hộ chiếu, dấu này gây khó cho bạn khi xin visa các nước về sau cho đến khi nào hết hạn hộ chiếu, cao hơn nữa là đuổi về, cấm 10 năm không cho nhập cảnh Schengen…
Việc chọn phương án nào là tùy bạn có thích mạo hiểm hay không, có dám liều hay không và có dám/ muốn/ thích đánh đổi chuyến đi lấy rủi ro gánh chịu hay không.
Kết quả hình ảnh cho SCHENGEN
KẾT LUẬN
Topic loằng ngoằng vì bản thân việc xuất nhập cảnh rất loằng ngoằng, không ai giống ai, không nước nào giống nước nào. Chính vì vậy mọi người muốn đi lại lâu dài nên để tâm làm theo luật Schengen, không nên liều lĩnh (chẳng có lý do nào để liều ở đây cả).

(Kim Van Chinh)

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ