KỲ 13: AUSTRAILIA ĐI BỤI-KHÁM PHÁ TẤT TẦN TẬT VỀ CAIRN


KHÁM PHÁ TẤT TẦN TẬT VỀ CAIRNS

Đây không chỉ là cửa ngõ dẫn ra kỳ quan thế giới, rặng san hô Great Barrier Reef, và cũng là nơi sở hữu rất nhiều hộp đêm, quán bar và những quán ăn rất phong cách. Hãy lựa chọn cho mình một điểm đến, các bãi biển cát trắng có hàng cọ bao quanh, hay sân golf hoặc những vùng đất lịch sử xa xôi ...
Hãy cùng Phượt lên đỉnh khám phá thêm các điểm du lịch hấp dẫn nơi đây.
 1. Kuranda ở Cairns bang Queensland được nhiều người biết đến với tên “Kuranda làng trong Rừng Mưa“. Rừng mưa ở đây được UNESCO nhìn nhận là di sản thế giới.
Khu rừng mưa ở đây được biết đến với tên “Wet Tropics World Heritage Area” (Vùng nhiệt đới ẩm ướt di sản thế giới). Người Việt Nam biết đến vùng này với tên “Vùng nhiệt đới ẩm ướt của Queensland“.

Làng Kuranda là một làng nhỏ nơi sanh sống của thổ dân Tjapukai. Nó nằm cách Cairns khoảng 27 cây số. Du khách có thể đến đây tham quan bằng nhiều cách, hoặc bằng xe lửa, hoặc xe bus hay bằng cáp treo từ công viên Tjapukai dưới thung lũng.

Nhà ga xe lửa Kuranda (Kuranda Railway Station) được UNESCO nhìn nhận là di sản thế giới.
Lang thang trong Rừng Mưa một phần của di sản thế giới Vùng Nhiệt Đới Ẩm Ước của Úc.
Nhóm chúng tôi tại cổng vào khu rừng mưa
Tập phóng lao
Clip Phóng lao
Tập ném Bomerang


Thực hành ném
Theo thống kê dân số năm 2006, dân số làng nầy khoảng 1,611 người. Du khách đến đây rất đông. Vợ chồng tôi đến đây bằng cáp treo Skyrail tự trạm dưới thung lũng, nơi đoàn văn nghệ thổ dân trình diễn ca vũ nhạc. Người sáng lập ra đoàn ca vũ nhạc này là một cặp vợ chồng người Mỹ từ New York đến tên Judy và Don Freeman với sự hợp tác của một tài năng thổ dân tên David Hudson. Màn trình diễn này rất thú vị.
Màn trình diễn ca vũ nhạc của thổ dân Tjapukai.Làng Kuranda được bao quanh bởi rừng mưa. Thổ dân Tjapukai đã sanh sống trong vùng rừng mưa này cả 10,000 năm nay. Lúc người da trắng Âu Châu mới đến, họ đã đụng độ với thổ dân và đã tàn sát họ rất nhiều. Tại vùng rừng mưa này có thung lũng tên là “Skeleton Creek” (Thung lũng xương người). Đây là nơi nhiều người thổ dân Tjapuki đã bị tàn sát trước đây. Ở Úc có nhiều vùng thổ dân bị tàn sát được đặt tên là “Skull Creek” (Thung lũng sọ người). Creek có nghĩa là lạch hay thung lũng hẹp. Ngày nay không còn ai nhớ tới những kỷ niệm đau buồn này. Du khách đến đây để tham quan rừng mưa, ăn uống, mua sắm, đặc biệt để tìm hiểu văn hóa người thổ dân địa phương ở đây.
Điệu múa của thổ dân nơi đây
2.Trại nuôi bò Wetherby Station trên núi Molly nằm cách Port Douglas khoảng 17 dặm. Úc Đại Lợi (Australia) nổi tiếng vì thịt bò ở đây rất ngon. Úc là một trong những nước sản xuất nhiều thịt bò nhất thế giới, sau Mỹ.
Khi thăm viếng Cairns, tới núi Mt Molly để thăm viếng trại này. Trại đã được thiết lập từ thời tìm vàng xa xưa, nổi tiếng lắm. Đây là một điểm đến du lịch được du khách ưa chuộng khi thăm viếng vùng này, vừa du lịch sinh thái, vừa được nghe trình bày về kỹ thuật nuôi bò ở đây, vừa thưởng thức một buổi ăn tối với thịt bò đặc biệt của Úc, với chương trình văn nghệ nhạc đồng quê.
Trại nằm giữa hai vùng sinh thái (bioregion) Wet Tropics về phía đông và vùng Einasleigh Uplands về phía Tây. Trại có rừng mưa (rainforest) và đồng cỏ mênh mong để bò được tự do ăn. Trại nằm gần Vườn quốc gia Kuranda và một di sản thế giới khác của Úc. Theo một cuộc khảo sát năm 2008 ở đây có 74 loại chim, 12 loại bướm và 114 loại cây cỏ.
Kết quả hình ảnh cho Wetherby Station australia
 Bò nuôi ở đây thuộc giống Droughtmaster. Đây là một giống bò đặc biệt của vùng bắc bang Queensland. Những năm 1900, một số chủ trại nuôi bò vùng này đã cross-breed (tạo giống lai) loại bò Brahman của Ấn Độ và loại bò Shorthorn của người Anh để tạo nên giống bò đặc biệt này. Giống này ngày nay rất phổ biến ở vùng bắc Queensland.
Trại nuôi bò Wetherby Station rất nổi tiếng, được thiết lập từ năm 1878 bởi một người Anh mang tên Groves. Wetherby là tên của một thành phố nơi ông sanh ở vùng Yorkshire bên Anh. Sau khi ông qua đời, gia đình Groves thừa kế trại chăn nuôi này cho tới năm 1941. Trại chăn nuôi ở đây có 500 con bò. Hiện nay John và Katleen Colless là chủ nhân trại này.
Trại này đã có từ thời “Cơn sốt vàng” (Gold rush). Trên đường từ cảng Douglas (Port Douglas) đến mỏ vàng ở vùng sông Hodgkinson nhiều người đi tìm vàng đã dừng chân lại ở đây để ăn trưa và nghĩ mệt. Lúc đó ở đây đã bắt đầu có du khách đến thăm viếng và nếm thử thịt bò. Ngày nay du khách đến đây rất đông. Trại này rộng 1618 hecta và nuôi 500 con bò. Trại có thể nhận đãi ăn thịt bò cho các phái đoàn du khách từ 10 đến 400 người.
Tại đây được nghe thuyết trình về nghề nuôi bò, được ăn một bữa cơm tối đặc biệt ở đây, như thời xa xưa những người đi tìm vàng đã ghé qua đây ăn uống, và đặc biệt được nghe những bài hát của người chăn bò ở đây, cuộc đời đáng sống quá.
Chủ nhân Colless là một người nhiều kinh nghiệm trong ngành nuôi bò. Ông từng là chủ nhân nhiều đoàn bò tại vùng Sydney và Melbourne trước khi lập nghiệp ở đây.
3.Thành phố cảng Douglas (Port Douglas) nằm ở cực Bắc bang Queensland nước Úc, cách Cairns khoảng 70 cây số. Nó được thiết lập vào năm 1877 sau khi người ta tìm được vàng ở sông Hodgkinson. Báo du lịch “Australian Traveler” (Kẻ du hành nước Úc) xếp nó đứng hạng 3 trong số 100 thành phố đáng xem nhất nước Úc.
Thử món cá đặc biệt của vùng này là cá Barramundi.
Loại cá này trước đây chỉ sanh sống ở vùng bờ biển Cairns, tức vùng Bắc và Đông nước Úc. Ngày nay cá này được nuôi ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở Á Châu như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan v.v.. Cá Barramundi được người Việt Nam đặt tên là cá chẽm. Người Mỹ gọi cá này là “Asian Seabass“.
là thành phố duy nhất nơi Tổng Thống Bill Clinton và phu nhân dừng chân nghĩ (Holiday stop) trong chuyến viếng thăm lịch sử của ông vào năm 1996. Khi hai ông bà ăn tối tại một nhà hàng ở đây, ông bà đã chứng kiến (witness) một cặp vợ chồng người Úc làm đám cưới. Năm 2001 hai ông bà trở lại nghĩ mát ở đây. Trong lúc ăn tối tại quán “Salsa and Grill” ông được biết sự kiện ngày 11 tháng 9 xảy ra ở Mỹ. Và ông bà đã tức tốc trở về Mỹ ngày hôm sau.
Douglas là ai? Ông là một Thủ Tướng bang Queensland tên John Douglas. Thành phố Douglas nằm gần 2 di sản thế giới: rạn san hô Great barrier (Great barrier reef) và Rừng Mưa Daintree (Daintree rain forest). 
Kết quả hình ảnh cho port douglas cairns australia
Bãi biển
 Mỗi năm ở Port Douglas có hai Lễ Hội thu hút du khách thế giới đến tham quan rất đông. Lễ Hội đầu tiên được tổ chức vào tháng 5, và kéo dài khoảng 10 ngày. Trong mùa lễ hội này, người ta diễn hành ở đường Macrossan rất vui. Khoảng 10,000 người tham dự cuộc diễn hành nầy hàng năm.
” Port Douglas chỉ cách Cairns một giờ chạy xe về phía Bắc, dọc theo một trong những đường bờ biển tươi đẹp nhất nước Úc. Là quê hương của những bãi cát vàng và một số khu nghỉ dưỡng độc đáo nhất của vùng Nhiệt Đới Bắc Queensland, Port Douglas, trước đây vốn là một làng chài yên ả, nay là một nơi vừa tinh tế vừa thanh bình, lý tưởng để nghỉ ngơi và ẩn dật.
Tản bộ dọc theo Phố Macrossan, trung tâm của làng và thưởng ngoạn rất nhiều tiệm ăn, quán bar, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm, hiệu sách cũng như phòng trưng bày. Mua sắm đồ hiệu hoặc nuông chiều bản thân ở một trong những spa ban ngày sang trọng nhất.Ở một đầu con phố Macrossan là Bãi Biển Four Mile với những hàng cọ thơ mộng, là địa điểm tuyệt vời để ngắm hoàng hôn. Công viên Anzac nằm ở đầu kia con phố, nơi Nhà Thờ Thánh Mary Ven Biển đẹp như tranh vẽ tọa lạc và các phiên chợ hàng tuần họp vào Chủ Nhật.Port Douglas cũng là nơi nghỉ dưỡng tràn đầy niềm vui và những điều khám phá dành cho các gia đình. Học lặn, lặn với vòi hơi, lướt ca-nô nước, lướt ván hoặc chèo thuyền Kayak đến những bãi biển hẻo lánh. Đi thuyền tới rạn Great Barrier Reef, xuất phát hàng ngày từ Marina Mirage, ghé thăm những thắng cảnh được coi là đẹp và nguyên sơ nhất trên rạn san hô này. Tham quan Đảo Low Isles bằng thuyền buồm hoặc du ngoạn vài ngày trên chiếc du thuyền sang trọng tới các rạn san hô ngoài khơi. Bay trên máy bay trực thăng hoặc một chiếc thủy phi cơ để ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan ngoạn mục.Để có trải nghiệm một lần trong đời, hãy đi bơi và lặn cùng với những chú cá voi lùn tò mò vào Tháng 6 hoặc Tháng 7 hay xem cảnh ngoạn mục khi san hô sinh sản vào Tháng 11.Port Douglas cũng gần Công Viên Quốc Gia Daintree, nơi rạn san hô tiếp giáp với rừng mưa. Hẻm Mossman, một trong những địa điểm được tham quan nhiều nhất trong rừng mưa Daintree, chỉ cách Port Douglas 20 phút chạy xe về phía Bắc. Đi tìm cá sấu ở Sông Daintree hoặc khám phá những bãi biển nguyên sơ của Mũi Tribulation bằng xe leo núi. Với một chút dũng cảm, bạn hãy mang theo đèn pin và tham gia chuyến đi bộ ban đêm có người hướng dẫn trong rừng. Đây là lúc động vật hoạt động tích cực nhất và khu rừng thực sự trở nên sống động.Những tháng ẩm ướt nhất trong năm ở Port Douglas là từ Tháng 2 đến Tháng 4. Mặc dù ẩm ướt nhưng sự mát lành giúp mang lại cảm giác thư thái và khu rừng mưa trở nên tuyệt đẹp với những thác nước tuôn trào.Phía Bắc Port Douglas, đường lái xe ven biển dẫn tới Cooktown và Bán Đảo Cape York xa xôi.
Hầu hết du khách đều đến Port Douglas qua Sân Bay Quốc Tế Cairns. Bạn có thể di chuyển tiếp đến Port Douglas bằng xe buýt, xe limousine riêng hoặc thuê xe hơi.”
4.Bãi biển “Four Mile” (Bốn Dặm) ở Port Douglas..
Thời cực thịnh sau khi người ta tìm được vàng ở đây, có lúc dân số Port Douglas lên đến 12,000 người. Năm 1991 một trận bão cyclone (xoáy tụ) đã tiêu huỷ cả thành phố này, chỉ chừa có 2 căn nhà mà thôi. Theo thống kê dân số năm 2011 ở đây ngày nay chỉ còn khoảng 4,772 cư dân.
Kết quả hình ảnh cho Four Mile cairns australia
Biển 4 dặm
5.Rừng Mưa Daintree (Daintree rain forest).
Lễ Hội thứ hai được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 mỗi năm. Đây là Lễ Hội Âm Nhạc Mặt Trời Lặn (Sunset in the park music Festival). Lễ hội này còn được biết đến với tên Portoberfest, một loại Octoberfest của người Úc.
Kết quả hình ảnh cho Daintree rain forest cairns australia
6.Nhà Thờ St Mary’s by the Sea. Dọc theo bờ biển Cairn

7.Hartley’s Crocodile and Wildlife Park.
 Công viên cá sấu và động vật hoang dã của Hartley” nằm ở phía Bắc Cairns, chỉ cách thành phố này khoảng 40 phút lái xe, và cách Port Douglas (Thành phố cảng Douglas) khoảng 20 phút.
 Ở đây có hàng trăm cá sấu, và nhiều thú vật hoang dã đặc biệt của Úc Đại Lợi. Cá sấu ở đây là crocodile, giống cá sấu ở Việt Nam, khác với loại cá sấu alligator của bang Florida ở Mỹ. Đặc biệt ở đây có nhiều loại thú vật Việt Nam không có như kangaroo (canguru), đà điểu, đà điểu đầu mèo (cassowary), gấu túi (koala), và nhiều loại chim vùng nhiệt đới v.v..
Ở đây có đường lát ván dài 2,100 thước giúp các bạn đi sâu vô rừng sâu, đặc biệt rừng mưa (Rain forest) khác với ở Mỹ. Ở đây các bạn có thể tìm gặp nhiều loại rắn rết, chim, động vật hoang dã vùng nhiệt đới Cairns, không có ở Việt Nam hay Mỹ, đặc biệt lắm.
Ở đây các bạn có thể tham dự nhiều buổi thuyết trình và biểu diễn về các loại động vật hoang dã Úc, hoặc lấy thuyền đi xem cá sấu và nhiều động vật hoang dã trên hồ Hartley, hoặc thăm viếng trại cá sấu của Hartley với hàng trăm con cá sấu.Thuyền có lưới sắt bảo vệ, nên khi cá sấu nhảy lên chụp mồi, các bạn không bị cá sấu táp trúng.
Kết quả hình ảnh cho Hartley’s Crocodile cairns australia
8.Vườn quốc gia Barron Gorge (Barron Gorge National Park) ở Cairns bang Queensland thuộc quyền sở hữu của nhóm thổ dân Tjapukai. Đây là một phần của di sản thế giới của nước Úc. Vợ chồng tôi đã đến đây tham quan mấy tuần trước lúc thăm viếng Cairns.
Barron Gorge (Hẻm núi Barron) là một phần của di sản thế giới của Úc tên “Wet Tropics World Heritage Area” (Vùng nhiệt đới ẩm ướt di sản thế giới). Người Việt Nam biết đến vùng này với tên “Vùng nhiệt đới ẩm ướt của Queensland“.
Kết quả hình ảnh cho Barron Gorge cairns australia
Thác nước Barron
(Cavicu ST-TH)



Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ