ĐẦM NƯỚC MẶN AN KHÊ SA HUỲNH QUẢNG NGÃI
Đầm An Khê là đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng
ven biển Sa Huỳnh, giáp ranh giữa 2 xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh (Đức Phổ), có diện
tích mặt nước 347ha , chiều dài nhất đo được 3,5km, chiều rộng nhất chừng 1km. Đầm
có nước quanh năm, mực nước nơi sâu nhất trong đầm là 4m.
Đầm An Khê |
Con đường dẫn ra khu di tích |
Bảng chỉ dẫn |
Chếch về phía Nam đầm An Khê, không xa gò Ma Vương, là di chỉ
Thạnh Đức, nằm trên một cồn cát cổ, nay thuộc địa bàn thôn Thạnh Đức, xã Phổ
Thạnh, huyện Đức Phổ, phía đông giáp biển, phía tây giáp đầm nước mặn
Tân Diêm. Các hiện vật tìm thấy ở Thạnh Đức là quan tài chum gốm
hình trụ kích thước lớn, cao gần 1m, trên có nắp đậy hình nón cụt. Niên
đại tương đối của di tích khu mộ chum Thạnh Đức tương đương với Phú Khương,
vào khoảng trước công nguyên một vài thế kỷ.
Đường lên đồi Ma Vương |
Di tích Thạnh Đức |
Nhà trưng bày |
Bãi biển phía sau |
Cùng nằm ở phía Đông đầm An Khê và nhìn ra biển, nối tiếp về phía Nam dãi cồn cát Phú Khương, phía Bắc cồn cát Thạnh Đức là dãi cồn cát Long Thạnh, nay thuộc thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.
Nếu như Phú Khương, Thạnh Đức là những di chỉ khiến giới khoa học nhắc đến công lao của nhiều nhà khảo cổ học phương Tây trong giai đoạn đầu của công cuộc phát hiện và nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh, thì di chỉ Long Thạnh lại cho thấy các nhà khảo cổ học Việt Nam đã kế thừa xuất sắc thành tựu của các đồng nghiệp tiền bối, đồng thời có cống hiến lớn góp phần khẳng định nguồn gốc nội sinh của văn hoá Sa Huỳnh.
Nhà văn hóa Sa huỳnh |
Đặc biệt, vì đầm nước này trong quá khứ là một bộ phận hữu cơ
của hệ sinh thái Sa Huỳnh, mang lại những điều kiện cần thiết cho cuộc sống của
cư dân bản địa, góp phần hình thành và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh- một
trong 3 nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất nước Việt Nam, có quan hệ rộng
với nhiều vùng trong khu vực Đông Nam châu Á...
(Cavicu)
Post a Comment