Hướng dẫn leo Annapurna (ABC) - Nepal

Hướng dẫn leo Annapurna (ABC) - Nepal
Chia sẻ cho các bạn có ý định leo Nepal ạ, mình vừa leo dịp 30/4 vừa rồi 
Mình chỉ mới leo cung ABC này một lần, nên những điều viết ra chỉ là trải nghiệm của bản thân, trong một thời điểm cụ thể, một hành trình cụ thể và một cơ số người cụ thể nên chỉ có giá trị tham khảo, đừng ai lấy làm mặt trời chân lý chói qua tim nhé.



😍😍1. Chuẩn bị gì trước khi đi:
✈️✈️- Vé máy bay: for sure đó là cái đầu tiên cần chuẩn bị 🙂 Chưa có chuyến bay trực tiếp từ VN đi Kathmandu, nên phải transit. 2 sân bay phổ biến để transit Kathmandu là Bangkok và Kualalumpur. Ngó trên bản đồ thì transit Bangkok gần hơn hẳn, giá nhiều lúc cũng mềm hơn. Tuy nhiên đợt mình đi thì mình mua vé trong tâm trạng của 1 đứa muốn đi đâu đó ngay lập tức, không phải đi theo tiếng gọi của vé máy bay khuyến mãi nên chẳng so sánh, check giá của các hãng gì cả. Thiệt hại khi đó là 380$ cho vé khứ hồi từ HCM đi Kath, của hãng Malaysia airline (có cậu trong đoàn mình mua vé sau, của Thai Airways hay sao í, transit Bangkok với giá 300$ thôi). Mua xong xuôi các kiểu rồi mới nhớ đây là owner của MH370, nhưng mình ăn ở cũng tốt với lại có bảo hiểm du lịch lo rồi nên cứ yên tâm vác thân lên đường thôi 🙂.
🔑🔑- Bảo hiểm du lịch: đây là cái cần thiết thứ 2 theo mình. Ngoài lý do sốc độ cao khi trekking Nepal, thì bảo hiểm khi bạn ra nước ngoài cũng có nhiều lợi ích. Ít ra thì mình cũng không phải đi xin tài trợ để di chuyển thi hài về nước khi cần, haha (just for fun). Nhóm tụi mình còn có 2 bạn được bảo hiểm bồi thường hơn 10tr do hành lý đến chậm trong chặng về transit Kualalumpur (coi như chuyến này không phải mất tiền vé máy bay, cũng là do ăn ở thôi ). Tụi mình xem xét bảo hiểm của AIG và Bảo Việt. Các bạn AIG thì bắt mình đóng góp 20% phí trực thăng khi có sự cố y tế (chắc là do các bác VN mua AIG và xài trực thăng nhiều quá nên AIG có vẻ lỗ, lol). Các bạn Bảo Việt thì sẽ trả 100% phí di chuyển y tế, tuy nhiên các bạn có vẻ không có kinh nghiệm cho những trường hợp gọi trực thăng cứu hộ ở Nepal (vì cách trả lời của các bạn tư vấn viên không rõ ràng). Do vậy, tụi mình quyết định mua AIG, đắt hơn 1 xíu nhưng yên tâm hơn, vì các bạn có vẻ quá quen với chuyện sock độ cao ở Nepal rồi.

Kết quả hình ảnh cho Annapurna (ABC)
🥋🎽- Hành lý: cái này thì tùy theo nhu cầu và văn hóa trekking của từng người thôi. Mình không có nhu cầu chụp nhiều hình ảnh, nên hành lý không quá nhiều quần áo, tuy nhiên mình lại sợ lạnh kinh khủng nên thứ nặng nhất trong balo là các loại kairo giữ nhiệt 🙂. Đồ đi trek, các bạn có thể mua tại khu Thamel bên Kath, có đầy đủ chủng loại, màu sắc phù hợp với tất cả mọi người, giá cả lại rẻ hơn VN rất nhiều (tuy nhiên, cần phải có kỹ năng trả giá để mua hàng với 1/3 giá đưa ra). 2 thứ nên chuẩn bị trước ở VN là giày và balo. Giày thì nên mua loại nào chống thấm, đi trước cho quen chân, balo thì chọn loại có trợ lực phù hợp leo núi, loại khoảng 30L để mang hằng ngày là OK. 1 tip nho nhỏ là bạn nên mua balo có chỗ để túi chứa nước bên trong, mình thấy cái này rất tiện khi trekking. Đang leo dốc hụt hơi, mà cứ phải tháo ba lô để lấy chai nước uống thì đúng là abcxyz. Ah, túi đựng nước này bạn cũng có thể mua tại Thamel luôn. Nói chung, chỉ cần xách ba lô, xỏ giày, mang tiền và lên đường thôi.
💪💪- Porter: nếu bạn mua tour trekking bên Nepal thì không cần lo gì cả, chỉ cần vác mình tới sân bay Kath là sẽ có người đón và lo mọi thứ cho bạn. Tuy nhiên, tụi mình đi tự túc là hạnh phúc nên tự thân vận động tuốt luốt. Kinh nghiệm là nên liên hệ porter trước khi đi. Tụi mình đã mất cả buổi sáng ở Pokhara chỉ để đi thuê porter, thuê balo chuyên dụng cho porter, thuê xe di chuyển đến đầu điểm trek Nayapul. Porter ở Nepal siêu nhiệt tình, kiêm cả nhiệm vụ như hướng dẫn viên, nên bạn có thể hỏi han nhiều thứ trước khi lên đường. Noted, nếu đi tự túc thì bạn phải thuê ba lô (Pokhara có nhiều chỗ cho thuê) loại khoảng 75-80l, dồn hành lý của 2 bạn vào cho 1 porter mang là hợp lý. Trước khi đi, tụi mình đọc trên mạng nhiều bài nói là porter sẽ có 1 túi to, bỏ 2 ba lô của 2 người vào và mang đi, nhưng thực ra cái đó là do công ty tour bên đó chuẩn bị cho porter, nên nếu mình tự thuê porter thì phải thuê ba lô nhé. Thêm nữa, porter thì phải thuê ngay ở Pokhara nhé, giá khoảng 15~20 $/ngày/porter.
🏊‍♂️🚴‍♀️🧘‍♀️- Sức khỏe: Cái cuối cùng cần trước khi đi mà cũng là cái quan trọng nhất. Mình không đánh giá được độ khó dễ của cung này, vì có người nói cung này khó nhằn, nhiều trang lại đánh giá mức độ khó trung bình, còn theo mình thì dễ ợt ) Nói chung, là đi theo sức của mình, có nhiêu chơi nhiêu thôi. Team mình có bé chưa trek bao giờ, nhưng cũng leo lên leo xuống ngon ơ, mặt mũi phơi phới, tràn đầy sức sống. Nên nếu muốn thì cứ đi thôi các bạn ạ, không có gì là không thể. Mình thì cứ yoga mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng, biết cách điều phối hơi thở, các bạn khác trong team thì chạy bộ, gym, bơi, leo cầu thang, bla bla. Không quan trọng là môn gì, chỉ cần bạn thích và có tập luyện trước khi đi là được. Đường đi không quá khó, hầu hết có bậc thang để leo, chỉ có cường độ leo hơi nhiều (mỗi ngày khoảng 6-7 tiếng, trong vòng 7 ngày liên tục), nên các bạn cần tập luyện trước để cơ thể quen với vận động.


🥰🥰🥰2. Lên đường:
🔐🔐- Visa: Xin On arrival cực kỳ nhanh, gọn, lẹ, 25$ cho 15 ngày, 40$ cho 30 ngày. Nhớ là mang theo nhiều hình 3x4 nhé, mình sẽ cần khi xin visa, làm permit, mua sim điện thoại, và dán lên tường chekin trên trạm ABC nữa 😀.
🚕🚌- Di chuyển: Di chuyển trong thành phố Kathmandu, Pokhara tụi mình chủ yếu đi taxi (nhớ trả giá nhiệt tình nghe mọi người ). Còn từ Kath lên Pokhara thì có nhiều hình thức: tourist bus, local bus và private car. Tùy theo số lượng người đi, giờ đi mà sẽ chọn loại cho phù hợp. Chỉ cần lưu ý nguyên tắc trả giá cho mọi trường hợp là được.
🔐🔐- Permit: Đây là giấy phép để có thể trekking ở Nepal, có thể xin ở Kath hoặc Pokhara, bao gồm 2 loại TIMS và Permit. Cách xin thì dễ dàng, chỉ cần đi đến đúng nơi là xin vô tư. Ở Kath thì cần đến Nepal Tourism Board (nhớ search đường trước khi đi nghe bạn). Tụi mình chủ quan, nên phải đi lòng vòng vì hỏi nhiều người không rành (kể cả taxi và người dân địa phương), và tốn 1 mớ tiền điện thoại để gọi cho Tourism board hỏi đường (thề là dù có gọi được lễ tân, nhưng ngta nói tên đường bạn cũng mất kha khá thời gian để nghe ra cái tên đường đó). Tips là bạn đi với Porter thì phải mua TMIS màu xanh dương (giá rẻ hơn màu xanh lá cây). Tụi mình không biết, nên mua toàn màu xanh lá, sau đó thuê porter lại phải mua lại TIMS khác, tốn thêm 20$ mỗi tờ cho cái tội ngu.
🤸‍♀️🤸‍♀️- Trekking: Khúc này là đã có Porter đi cùng rồi nên chả lo gì cả, có gì không biết không hiểu cứ hỏi Porter siêu nhiệt tình ở đây thôi. Chuyện của bạn là tận hưởng mọi thứ tuyệt vời trên đường đi.
🚴‍♀️🤸‍♀️+ Hành trình: bạn có thể đi theo sức của team mình, lâu bao nhiêu tùy vào điều kiện của bạn 🙂, chỉ cần lưu ý là không nên leo quá nhanh. Hành trình ngắn nhất được khuyên là 6 ngày cho cả lên và xuống, để cơ thể bạn có thể quen với độ cao, đi nhanh hơn thì rất dễ sock độ cao. Tụi mình chọn trek 7 ngày, để ngày cuối cùng nghỉ ngơi tắm suối nước nóng ở Jhinu. Nhưng thiệt tình là cái suối nước gây thất vọng cùng cực, còn lại mọi thứ đều là tuyệt vời. Hành trình của mình: Ghandruk (đêm 1), Sinuwa (đêm 2, đêm này là bắt đầu uống thuốc chống sock độ cao), Deurali (đêm 3, đêm này là bắt đầu lạnh cóng), MBC (đêm 4), Bamboo (đêm 5), Jhinu (đêm 6), sáng ngày 7 trek 2 tiếng là đến điểm bắt xe về Pokhara.


+ Đợt tụi mình đi, teahouse ở ABC bị tuyết đè sập nên không nghỉ lại được. Trong lòng cũng hơi tiếc vì không ngủ trên đỉnh cao nhất hành trình, nhưng bù lại tụi mình lại được trek lên ABC 2 lần. Mình đến MBC vào lúc trưa, tranh thủ ăn uống và leo ABC chiều hôm đó, với thời tiết thuận lợi khi lên và ngắm tuyết rơi khi xuống. Sáng hôm sau, thêm 1 nhóm ngựa ngựa thức dậy 4g để trek lại lên đỉnh ngắm bình minh, lúc này trek trên băng đá (do trận mưa tuyết hôm trước tạo ra) mà không có xích giày chống trượt mới là trải nghiệm khó quên nhất, bao nhiêu mồ hôi nước mắt cũng từ đây mà ra đó. Nên tips quan trọng là chuẩn bị đế xích chống trượt cho giày phòng khi cần thiết 😀
🏠🏠+ Khách sạn, điểm ngủ nghỉ trên cung trek thì không cần lo. Tại mỗi điểm dừng chân đều có teahouse, giá cả tương tự nhau, tha hồ mà chọn phòng hợp view với mình. Tắm thì có sẵn nước nóng luôn, chỉ cần có tiền là có hết. Tuy nhiên, từ đoạn gần 3000m lên 4130m (ABC), bạn sẽ không mất tiền cho việc tắm này đâu )
🏠🏠+ Ăn uống: các teahouse sẽ có luôn ăn uống, menu thì giống nhau từ dưới chân lên đỉnh và ngược lại 😀 Giá cả thì tăng dần theo độ cao, vì ngta phải vác đồ ăn từ chân núi lên. Bạn nào khó ăn uống thì mang theo lạc rang, muối vừng, lương khô các kiểu. Mình thuộc kiểu người dễ ăn uống lắm, nhưng đến ngày thứ 4 sau khi thử hết cả cái menu thì dạ dày bắt đầu phản đối rồi, thấy gói mì tôm của bạn cùng đi mà mừng chảy nước mắt.
🗻🗻+ Đường đi: cực kỳ dễ do có bảng chỉ đường rõ ràng. Các bạn chỉ đường ở đây không chỉ theo độ xa mà chỉ theo độ lâu ) Nhìn bảng chỉ đường, bạn có thể biết là bao nhiêu giờ nữa sẽ đến điểm nghỉ chân tiếp theo.

Kết quả hình ảnh cho Annapurna (ABC)
🗻🗻+ Thuốc chống sock độ cao, bạn mua tại Pokhara, bắt đầu uống từ đêm thứ 2, mỗi người khoảng 6 viên, mỗi viên uống cách nhau 12 tiếng. Uống thuốc là để hỗ trợ thôi, quan trọng là bạn cần uống nước đầy đủ trong quá trình trek, bổ sung năng lượng các kiểu, đừng để cơ thể mất quá sức. Càng lên cao càng lạnh, bạn càng không có cảm giác khác, nhưng nhớ uống nước đều, mỗi lần vài ngụm nhỏ. Team mình gồm 8 người với những nguyên tắc trên, đã lên và xuống bằng đôi chân của chính mình, trực thăng các loại chỉ lượn lượn trên đầu thôi. Một lần nữa lại thấy ăn ở tốt đúng là nhận được nhiều giá trị 😀
😍🥰🤸‍♀️🗻Nhiêu đây chắc là quá dài, mà mọi người đọc cũng đủ đuối rồi. Chúc các bạn có 1 hành trình thú vị, tuyệt vời và ăn ở đủ tốt để được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc, những cảnh đẹp bất ngờ mà thiên nhiên trao tặng.
💰💰 Update vấn đề chi phí vì nhiều bạn quan tâm ạ. Tiêu xài là chuyện thượng vàng hạ cám nên nhiều khi không có chuẩn nào để so được. Trừ những ngày trên núi với giá cả giống nhau, thì dưới phố có đầy đủ các lựa chọn về ăn uống cũng như khách sạn cho các bạn. Mức sống ở Nepal thấp hơn Việt Nam nhiều nên các bạn có thể lấy mức chi tiêu ở VN làm chuẩn. Trừ chi phí vé máy bay và quà cáp cá nhân, mỗi bạn trong team mình xài khoảng 400$, với 4 đêm ở phố được ăn ngon, mặc đẹp, ở tốt (bù cho những ngày kham khổ trên núi). Nên bạn nào chi phí ít hơn vẫn hoàn toàn có thể đi, còn nhiều hơn thì tha hồ  Chúc mọi người có nhiều trải nghiệm đẹp nơi thiên đường trekking 🥰😍
Note phát là khách sạn dù có nhiêu sao cũng nên trả giá nhiệt tình nhé.

Nguyen Thi Bich Chi
———
1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên.
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
———

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ