Châu Âu 25 Ngày

Châu Âu 25 Ngày….Làm Gì Để Có Chuyến Đi Rực Rỡ Mà Tốn Ít Phí Nhất?

Résultat de recherche d'images pour "Châu Âu"
Trước khi đi Châu Âu, tôi vẫn nghĩ 25 ngày ở Châu Âu cũng chẳng khác gì 3 chuyến đi  10 ngày mà tôi đã đi gộp lại, nhưng sau khi đi du lịch tự túc Châu Âu về, tôi mới thấy mình ngây thơ 1 cách kinh khủng, vì có những thứ dù tôi đã đề phòng đến ….tận răng mà vẫn bị xảy ra, nhưng lại có những niềm vui không thể nói được bằng lời :). Và tôi thực sự may mắn vì có sự giúp đỡ của bạn bè, dân bản xứ, những người không quen biết… trong suốt cuộc hành trình của tuổi thanh xuân này :). Tôi sẽ luôn ghi nhớ những thiên thần ấy, những người đã cứu rỗi chuyến đi nhiều thứ kém may mắn của tôi. Anyway, một vài dòng sau đây không thể hiện được hết những kinh nghiệm mà tôi có được xung quanh vụ đi Châu Âu hay đi du lịch một mình nói chung, nhưng cũng xin phép chia sẻ cho mọi người, nhất là quá trình chuẩn bị dài hơi và gian nan của tôi.

Quá trình chuẩn bị dài hơi nhất từ trước tới giờ

Tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi du lịch một mình ở Châu Âu từ rất lâu rồi, từ tận… năm ngoái khi tôi bắt đầu có ý định đi, tôi đã nghĩ mình cần phải có bao nhiêu tiền cho chuyến đi ấy, rồi xin visa ntn…. tất tật. Tôi nghĩ các bạn càng chuẩn bị sớm thì các bạn có nhiều sự tự tin và càng cẩn thận hơn. Dưới đây là 1 số điều cần làm trước chuyến đi tôi muốn recommend cho mọi người.  Đây chỉ mới áp dụng cho người đi độc hành vốn ko có quá nhiều vướng bận như tôi, còn với các bạn có chồng, con hoặc có người yêu,… hoặc đi với bố mẹ người thân thì hẳn nó sẽ phức tạp hơn 1 tí đó.

Du lịch châu âu mùa nào đẹp nhất?

Đi du lịch lúc nào, đi bao lâu và lúc ấy có gì đẹp để đi ko? Đây là việc đầu tiên và tiên quyết vì bạn biết đấy Châu Âu rộng vãi :), nhưng mà rộng là vì có rất nhiều quốc gia cạnh nhau chứ diện tích 1 nước thì có nước to nước nhỏ, vậy cho nên 1 khi đã muốn đi Châu Âu, nó ko như đi Châu Á, bạn xác định đi 1 nước trong 1 lần, đây bạn phải gộp lại nhiều nước đi 1 lần. Cho nên kinh nghiệm của tôi là căn cứ vào trước hết là:
  • Sở thích của bạn là gì? Châu Âu thì cổ kính với phong cách cổ tích + thiên nhiên vùng ôn đới nên các mùa rất rõ rệt… nên bạn hoàn toàn có thể chọn lựa việc đi khám phá lịch sử, văn hóa với việc đi khám phá thiên nhiên hoặc cả 2 :v hoặc thậm chí chỉ đi checkin cảnh đẹp thôi cũng chẳng hại ai, đúng ko? Nói chung sở thích của mỗi người khác nhau, ta đi sao cho ta thấy vui, thấy thích, còn người ta nói đi như ngựa, ko có cảm nhận gì, hay đi quá chậm, quá nhanh gì đó, đừng quan tâm nhé.
  • Bạn được rảnh vào thời gian nào? Hãy xem xét ngay công việc của bạn sẽ rảnh vào thời điểm nào trong năm vì bạn sẽ cần at least 10 ngày chứ đi có 7-8 ngày thì không bõ cái tiền vé máy bay với công sức xin visa lắm. Mà nếu xin nghỉ vào dịp đông khách của năm thì ôi thôi, chắc sếp sẽ kill bạn, còn nếu bạn làm freelancer hay là kinh doanh tự do thì đi lúc nào cũng được mà, nhỉ?
  • Thời tiết, cảnh sắc, giá cả, chi phí ở những thời điểm khác nhau có gì khác nhau?  Châu Âu cũng khá giống Nhật Bản ở khí hậu ôn đới, nên thời tiết sẽ chia thành 4 mùa trong năm và mỗi mùa lại có 1 cái gì đó đặc biệt để ngắm.
    • Vào mùa xuân: hoa anh đào, hoa tulip và nhiều loại hoa khác nở đẹp thì nên đi Pháp, Đức, Hà Lan vì những nước này hoa đẹp và nhiều.
Mùa xuân ở Châu Âu
Châu Âu mùa xuân rực rỡ các loài hoa, đặc biệt là anh đào nhé Photo by arno.hoyer
    • Vào mùa hè, hoa oải hương và muôn vàn loài hoa khác nở rộ, nắng nóng khắp nơi và có năm lên đến 40 độ (như năm 2019 này), rồi thời gian ngày dài, bãi biển xanh dẹp và ấm áp, nhưng nó hơi nóng + chi phí bị đội lên cao do đây là thời điểm đông du khách nhất trong năm.
    • Mùa thu, lá vàng lá đỏ, mát mẻ, và bắt đầu từ sau tháng 9  đến tháng 11 nên chi phí thấp hơn. Không khí lãng mạn nên thích hợp cho các cặp đôi đi tuần trăng mật và đây cũng là mùa cưới nữa luôn. Nhưng cẩn thận đầu mùa và cuối mùa thì hay có mưa chuyển mùa, không khí sẽ thay đổi và khác biệt với khí hậu nước mình nên dễ ốm.
    • Mùa đông, có tuyết rơi, có nhiều hoạt động và lễ giáng sinh thì đèn lung linh, phong cảnh lạ lẫm hơn nhiều. 1 số nước Châu Âu, mùa đông còn là mùa của các hiện tượng thiên nhiên kì thú như cực quang.
Bản thân mình đã chọn dịp mùa hè có hoa oải hương :(, vì muốn ngắm 1 lần sắc tím lịm tim của nước Pháp và cũng nghe đồn là nhiều thứ  lễ hội các kiểu diễn ra ở thời điểm tháng 7-8 nên mới chọn lúc đó để đi, nhưng thú thật là mình nghĩ đó là hơi sai lầm 1 chút. Vì đột nhiên năm nay mùa hè ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý nóng đến hơn 35 độ thậm chí có nơi lên đến 40 độ=> nói chung chẳng khác gì mùa hè ở Việt Nam nên cảm giác như địa ngục trần gian vậy. Thứ 2 là chi phí đắt đỏ hơn mình tưởng, nhất là giá hotel :(. Haizz, nếu biết hoa oải hương cũng chẳng được như ý muốn  (mình bị xui xẻo khi đến đúng lúc thời tiết buổi sáng thì đẹp, tối có mưa to nên bị mất mất hoàng hôn ở Provence…) thì mình đã ko bỏ phí 1 khoản tiền lớn để tiêu vào dịp hè mà sẽ save up tiếp để đi vào dịp mùa thu rồi. Anyway, các bạn vẫn có thể đi mùa hè nhưng mà nên chọn tháng 6 chứ ko phải tháng 7-8. Lí do ở đây là bởi vì các trường học bên Châu Âu sẽ nghỉ bắt đầu từ tháng 7, cho nên số lượng du khách bắt đầu tháng 7 nó mới đông như thế :). Còn ai vẫn muốn đi 1 ít mùa hè thì nên c họn cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Còn nếu đón mùa thu vàng thì chọn đi từ đầu đến giữa tháng 10 mà chơi.
Mùa hè ở Châu Âu
Mùa hè ở Châu Âu rực rỡ sắc tím của hoa oải hương
1 khi đã có kế hoạch về thời gian, các bạn nên chú ý xem vé giá rẻ bán vào thời gian chính xác nào của tháng :). Mình ước chừng và chuẩn bị lên hồ sơ để xin visa nhé.
Khi đã có kế hoạch về thời gian, hãy xem mình nên đi nước nào. Mùa hè thì các nước Nam Âu nóng bức, các nước Trung, Bắc Âu thì lại mát mẻ (thậm chí còn hơi lành lạnh) nhưng Nam Âu thì lại giá rẻ hơn Bắc Âu, nên vẫn cứ so sánh và cân nhắc các bạn nha.
Với tôi thì tôi thích mùa thu và mùa xuân nhất, nếu có dịp quay lại, tôi chắc chắn sẽ đi mùa xuân và mùa cùng mùa đông ở Châu Âu cho đủ 4 mùa :3.

Xin visa Schengen

Cái này tôi đã viết riêng 1 bài chi tiết về visa Schengen và các kinh nghiệm xương máu của tôi rồi. Bạn nào muốn đọc thêm thì hãy vào xem bài viết riêng của tôi nhé. Vì đã có khá nhiều kinh nghiệm đi các nước phát triển như Hàn, Nhật nên tôi thấy việc xin visa Schengen không phải quá khó, chỉ có trở ngại chính là xem số phận đưa đẩy vào tay người…. duyệt visa nào :). Nghe nói ở HN có 2 ông duyệt visa thì 1 ông khó tính vãi ra và hay ngâm hồ sơ, người còn lại là 1 ông dễ tính và số tôi cũng khá may khi được ông dễ tính duyệt visa trong vòng… 5 ngày :v. Nên nói chung, visa Schengen tôi thấy ngoài việc mình có đủ yếu tố để có hồ sơ mạnh xin visa ra như tài chính tốt, công việc ổn định, có thu nhập khá, có lịch sử du lịch khá hoành tráng, có lịch trình được nghiên cứu đến tận răng.
Visa Schengen của tôi nè
Đây là phong bì kết quả Visa Schengen của tôi nè

Du lịch Châu Âu hết bao tiền? Vài tip tiết kiệm chi phí đây nhé

Đi du lịch Châu Âu tự túc hết bao nhiêu tiền

Kinh phí luôn là 1 cái khó và cũng là rào cản đi du lịch Châu Âu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên thì không phải quá đắt để đi châu Âu đâu =)) chỉ là rất đắt thôi. Các bạn hãy thử nhẩm tính 1 chút để xem đi du lịch châu âu hết bao nhiêu tiền nhé.
Thông thường 1 tour đi châu Âu 7 ngày thì tầm 50 củ (giá rẻ nhất) nên chi phí để đi du lịch Châu Âu tự túc kiểu gì cũng rẻ hơn hoặc bằng khoảng này. Thường thì vé máy bay rơi vào khoảng 20 củ=> 30 củ còn lại dành cho việc ăn tiêu + khách sạn + di chuyển và tham quan, tức là khoảng 6 triệu/ ngày (vì 2 ngày là di chuyển rồi).  Nhưng thực chất là mình ko ở khách sạn 3-4 sao, mình ăn uống cũng tiết kiệm hơn và mình chỉ di chuyển bằng phương tiện công cộng, nên chi phí sẽ rơi vào khoảng 3 triệu-4 triệu/ ngày thôi :).
 => Vậy thì nếu đi:
  • 10 ngày thì tầm : 40-50 củ
  • 20 ngày thì chi phí tầm 60- 80 củ. 
  • 30 ngày thì tầm 80-100 củ
  • Cứ thế tự nhân lên nhá
Mình nghĩ là đây là mức chi phí hợp lí để đi Châu Âu 1 cách tiết kiệm nhưng không quá mức đói rách rồi.
Còn bạn nào nhu cầu sang chảnh + đi taxi rồi di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì chi phí cho 20 ngày thì là tầm 120 triệu trở lên đó.  Về chi phí mình sẽ chia sẻ chi tiết trong 1 bài viết khác :3. Mình cũng sẽ liệt kê ra các chi phí rành rọi từng đầu mục nha.
Đi du lịch Châu Âu hết bao nhiêu tiền?
Seville, Tây Ban Nha là 1 trong những nơi có chi phí rẻ nhất khi đi du lịch Châu Âu

Để tiết kiệm chi phí du lịch châu Âu , thì mình có 1 số mẹo nhỏ:

  • Nên đặt khách sạn sớm, đặt trả sau, thậm chí ngay cả khi bạn chưa đỗ visa, trước khoảng 5-6 tháng gì đó. Giả sử có ko đỗ hoặc đỗ nhưng thay đổi lịch trình thì mình đổi sau.
  • Tìm hiểu kỹ và đặt các dịch vụ, tham quan ngay sau khi có visatrước khi đến Châu Âu, không nên đến nơi rồi mới mua vì 1 là mất time, 2 là giá sẽ đắt hơn từ 3 euro (lí do gì thì mình chịu nhưng nhiều chỗ giá bán online bao h cũng rẻ hơn).
  • Nên google những trải nghiệm “free” ở các nước Châu Âu: ca nhạc, biểu diễn đường phố, chợ, quảng trường, vừa có thể lấp đầy các lịch trình, lại giúp mình tìm hiểu được các nền văn hóa địa phương mà chẳng cần phải bỏ ra tiền nhiều nhặn gì.
  • Nên đi siêu thị thật nhiều ở Châu Âu: hàng hóa bán giá rẻ hơn, có thể sử dụng thẻ để quẹt, rất nhiều đồ ăn, đồ tiêu dùng, mỹ phẩm…sản xuất tại địa phương bán ở đây với giá rất ok
  • Nên ở dorm vì thật ra ở dorm giá sẽ rẻ nhất, chỉ khi nào giá dorm còn đắt hơn Airbnb thì mình mới ở Airbnb thôi :P. còn lại thì mình vẫn tích cực ở dorm.
Tổng chi phí du lịch châu Âu tự túc 25 ngày của mình thì hết khoảng 76 triệu bao gồm tiền shopping :), nếu ko shopping thì là 72 triệu nhé. 

Chuẩn bị lịch trình đi du lịch Châu Âu tự túc 1 mình

Chuyến đi này khá dài 25 ngày nên sau khi đã xác định được chi phí và sở thích, mình chỉ việc chọn những nơi mình muốn đến  và sắp xếp sao cho thời gian hợp lí nhất.  Thường là mình sẽ tìm hiểu trước mỗi nước và nơi mình đến có gì đặc biệt qua google search :). Google có 1 cái mới là Google Travel Guide cũng khá tiện cho mọi người vì nó có phần Day Plan, có sẵn lịch trình của phần lớn các nơi ở Châu Âu nhưng cá nhân mình thấy  có nhiều lịch trình ko được thực tế với không hay ho lắm nên mình chỉ tham khảo gợi ý của Google. Các bạn có thể lên Tripadvisor và Lonely Planet để tìm kiếm những điểm hấp dẫn và sau đó chú ý xem kĩ thời gian mở cửa (bắt đầu) và đóng cửa (kết thúc) của từng nơi nhé. Rồi sử dụng Google Map, Rome2rio để xem trên bản đồ mình nên đi đường ntn thì ok nhất.
Colmar xinh đẹp- Du lịch Pháp | Du lịch Châu Âu
Thị trấn cổ xinh xắn nằm trên rìa Pháp- Đức của vùng quê Alsace
1 số nguyên tắc mình luôn áp dụng khi làm lịch trình và nhất là lịch trình du lịch Châu Âu:
  • 1  buổi sáng thì tầm 2-3 địa điểm là nhiều. Buổi chiều thì tùy theo thời giann dài ngày của ngày mà xếp lịch. Mùa hè thường sẽ kéo dài trời sáng đến tận 9-10h cơ cho nên tha hồ mà khám phá buổi chiều. Thường các lịch trình của mình chủ yếu cũng là vào buổi chiều đấy.
  • Những địa điểm như museum, gallery, di tích lịch sử… thì giờ mở cửa thường sau 9h và đóng cửa tầm 5-5h30 nên các bạn sắp xếp sao cho đi các điểm đó trước, sau đó mới đi các điểm khác. Các địa điểm thiên nhiên, những chỗ như quảng trường, công viên … thì tầm 1 h trước hoàng hôn là đẹp vì ánh sáng chuẩn đẹp nhất, không bị chói. Đêm tối tầm 8-9h trở đi là các hoạt động như biểu diễn đường phố diễn ra rất sôi nổi.
  • Ăn trưa chỉ trong vòng 1 tiếng và chủ yếu ăn ngoài, ăn tối thì có thể mua 1 số đồ siêu thị về ksan đánh chén
  • Lịch trình thường kết thúc sớm trước 10h để còn time đi về hostel, tắm rửa và 1 chút time buổi tối trước khi đi ngủ
  • Xếp lịch trình đừng nên quá dày vì kiểu gì ko đi được hết và nên dư ra khoảng 2 tiếng để ví có 1 chỗ hay ho mình muốn đi nhiều hơn điểm mình muốn hoặc là do mình bị mất công tìm đường quá lâu thì sao?
  • Vào bảo tàng thì xác định là ít nhất 3-4 tiếng. Cung điện các thứ cũng thế vì khá to. Phố đi bộ thì tầm 2-3 tiếng. nhà cổ 1-2 tiếng tùy theo. Thật ra nếu bạn không đi cùng ai để được chụp và chụp cho họ thì bạn sẽ bớt được kha khá thời gian chết.
  • Nếu có thể biết được nên sử dụng phương tiện nào để đến đâu thì cố gắng note lại để nhỡ mất Internet hay vấn đề về đt thì mình vẫn tìm đc đường về hostel.
  • Dành ra ít nhất 2 ngày để khám phá 1 thành phố nhé. Nếu không thì sẽ tiếc lắm đấy :).
  • Nên xếp lịch di chuyển xa hơn 6-8 tiếng vào buổi đêm để tận dụng thời gian và tiết kiệm được khách sạn.
Du lịch Châu Âu tự túc 25 ngày
Đây là các điểm mà tôi đã đặt chân đến 🙂
Đây là số điểm đến tôi đã chọn trong 25 ngày. Thật sự thì tôi cho là nó hơi vội với 1 số thành phố mà tôi rất yêu thích vì có quá nhiều thứ để khám phá ở đó ví dụ như:
  • Venice
  • Rome
  • Paris
  • Florence và vùng tuscany
  • Seville và vùng Andalusia.
Mỗi thành phố phải thêm 1 ngày nữa chứ 2 ngày không đủ :). Nhưng đấy là với tôi thôi, còn bạn nào thấy 2 ngày đủ rồi thì thôi.
Còn 1 số thành phố và thị trấn khác tôi muốn khám phá vào mùa hè nhưng… time ko có và tiền cũng ko :P, đành để dành cho dịp khác:
  • Bruges, Bỉ
  • Amsterdam, Hà Lan
  • greenhorn, Hà Lan
  • Halsatt, Áo
  • Budapest, Hungary
  • Lyon và Annecy, Pháp
  • Avignon, Arles với Nimes, Pháp
  • Dijon, Pháp
  • Granada, Tây Ban Nha
  • Almafi, Ý
  • Siena, Ý
  • Napoli, Ý
  • Verona, Ý
  • Thessaloniki, Greece
  • Meteora, Greece
Nói chung nhiều chỗ lắm :), kể hết cả ngày mất nên nói chung mình sẽ đi từ từ (nếu có time và có tiền).

Đặt vé máy bay Châu Âu

Sau khi đã xong lịch trình, đã xong visa, h hãy đặt vé máy bay nhé 🙂 vì lúc này mình có đủ “dữ kiện” về khung thời gian rồi.
Đặt vé thì thật ra không quá khó, có điều dựa vào lịch trình thì mình thấy có thể đi 1 nơi và về 1 nơi để tiết kiệm time. Theo mình thấy thì các địa điểm sau luôn có vé giá rẻ:
  • Paris: đây là điểm đến của rất nhiều chuyến bay từ VN và các nước Châu Á vì Paris là ước mơ của tất cả những ai đi Châu Âu:3, và rất nhiều tour xuất phát từ thành phố tình yêu này. Vé cũng khá là vô cùng, rẻ nhất mình từng thấy là 251 USD :v. Nhưng maybe rẻ hơn cũng có ấy chứ. Khứ hồi thì tầm 13-14 nếu đặt sớm trước 4-6 tháng. Còn 15-16 nếu trước 3 tháng, 2 tháng thì tầm 16-17 và càng gần thì càng đắt.
  • Athen: cũng là 1 thành phố rẻ thối vì có hãng Scoot chuyên bay giá rẻ đến. Mà nói thật xin visa Hy Lạp cũng rất đắt nên bạn có thể chọn thành phố này là điểm đầu or cuối của hành trình. Vé 1 chiều tầm 260-270 USD (nhưng Scoot bắt mua hành lí đó, nên cứ tính thêm 60 usd nữa nhé :() Mình thì chọn thành phố này làm điểm cuối cuộc hành trình, nó chạ có gì =)) nhưng thôi shopping được cái cũng rẻ và đồ ăn tạm chấp nhận nên nhắm mắt đưa chân, và lí do cực kì đáng để stop lại ở Athen là nó là trạm chuyển tiếp giữa VN đến các đảo xinh đẹp ở Hy Lạp, công nhận về biển thì Hy lạp đáng yêu lắm đó.
  • Milan: không hiểu sao có khá là nhiều chuyến bay xuất phát từ Hà Nội và bay đến Milan giá rẻ đó. ĐỈnh điểm có lúc mình search thì có 12-13 triệu vé 2 chiều đi Milan và tầm 270-300 USD/ chiều từ HN- Milan thôi
  • Rome: Cái tên này thì hấp dẫn hơn Milan nhưng chi phí bay cũng đắt hơn. Thấp thì mình thấy 1 chiều tầm 340 USD gì đó. Bạn nào consider xin visa thì cứ thử đặt Rome coi.
  • Berlin: cũng nhiều người chọn thành phố này làm điểm ghé chân, Scoot cũng có rất nhiều đợt khuyến mại đến đây mà giá tầm có hơn 500 USD (chưa hành lý) nhưng phải transit tại Sing khá lâu nhá :). Nhưng mà nghe nói visa Đức đẳng cấp khó nhất Schengen nên thôi, giá rẻ thì rẻ, chỉ đi được chiều về, chứ ko dám đặt chiều đi. Lí do là nhiều người xin visa Pháp đã nhập cảnh Đức đầu tiên và bị từ chối đó các tình yêu.
Santorini lúc hoàng hôn
OIA khi hoàng hôn cực đep- muốn bay đến Santorini thì sân bay tốt nhất là Rome hoặc Athen. Athen thì gần nhất và giá rẻ nhất- độ 30-40 euro, còn bên Rome cũng chạ rẻ nhưng nó lại gần khu vực khách du lịch hay đi nhất và trong số những thành phố ở Châu Âu (trừ Hy Lạp) có giá rẻ bay đến Santorini nhất
Có rất nhiều hãng để bay nên mình sẽ phân tích hãng nào đáng đặt nhất. Bản thân mình thì chọn Qatar Airways và thấy khá hài lòng với lựa chọn này, trừ việc chiều về mình dại dột đặt trước món ăn kiểu thiếu dầu mỡ, healthy nên họ bưng cho món ăn chán muốn chết =))) còn lại thì 5 sao mà: ghế khá rộng, giờ bay chính xác, có giải trí trên máy bay rất ok. 1 số hãng cũng rất ok về giá mà dịch vụ ổn là Turkish Airlines, Emirates, Air France… Vietnam Airlines cũng ok nhưng mà đồ ăn dở =)) và quan trọng là vì bay thẳng nên ngắn hơn các hãng khác chứ ko có gì nổi bật! Air China thì là hãng rẻ nhất, rẻ thứ nhì là Fly Scoot (Tiger Air hồi xưa) nên ai thích thì consider. Nhưng Air China thì vote đi vì có kèm 50 kg hành lí kí gửi còn bọn Fly Scoot thì ko có kg nào nhé.
Bạn có thể vào trang này để xem nước nào đang có ưu đãi nhé. https://www.skyscanner.com.vn/transport/flights-from/hanv/
Vé máy bay giá rẻ Châu Âu
Vé máy bay từ Paris đặt trước 2 tháng nè 🙂

Đặt khách sạn giá rẻ ở Châu Âu

Mình sử dụng 3 dịch vụ:
Nói chung phần lớn mình đặt trên Booking và Airbnb và Airbnb thì rất rẻ, thỉnh thoảng có cái nhà rất đáng tiền :).
Homestay Santorini
Giá 1 homestay có bể bơi ở Santorini là tầm 40-50 euro/ đêm 🙁 đắt xắt ra miếng đó nha :(( Ai có tiền thì xài cái nhà nghỉ đẹp đẹp có bể bơi vô cực và view hoàng hôn, phải 400-500 euro/ đêm đó
Thật ra mình đặt trước tầm 2-3 tháng nên giá còn ok chưa ai đặt trước 1 tháng là siêu đắt đó. Và 1 số địa điểm mình khuyên thật là phải đặt Airbnb:
  • Các thành phố bé nhỏ, vùng countryside của Pháp giống như : Aix-en- Provence, Colmar
  • Các thành phố lớn như Paris: đắt lòi ở trên các trang booking, agoda, hotels.com… nên chỉ Airbnb thì giá rẻ hơn đôi chút. Và rẻ nhất là các anh chị host người Việt ở Châu Âu.
  • Các đảo ở Hy Lạp như Santorini, Mykonos… : thỉnh thoảng Booking cũng rẻ hơn nhưng nếu có ưu đãi  tốt hơn ở Airbnb thì cứ chọn Airbnb thôi.
Còn các thành phố ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp (thành phố, ko phải đảo) thì mình thấy các bạn cứ đặt Booking, và thỉnh thoảng tìm phòng trên agoda nếu rẻ hơn thì đặt :). Các thành phố ở Pháp, Đức, vì số người Việt Nam rất đông, đông hơn những nơi khác nên hãy tìm các diễn đàn, group trên Facebook của các bạn host người Việt. 1 số group mình thấy rất nhiều thông tin như: Host- Tìm host châu Âu, Dưới vòm trời Châu Âu, Khám phá châu Âu…. các bạn nên tham khảo nhé :). Hoặc ai có người quen mà dễ tính, ở 1 mình, có thể xin ở nhờ 1-2 hôm được thì tích cực vận động hành lang, chỗ ở free sẽ tiết kiệm được 1 vài khoản, nhưng ở nhà người quen thì nhớ mang quà sang  thể hiện tấm lòng bạn nhé, thậm chí ở nhà host thì nếu có chút quà cũng tốt :). Mình thấy host VN mình thường giá phòng sẽ rẻ hơn các bên airbnb khác, hơn nữa chu đáo nhiệt tình (vì toàn người Việt với nhau) nên mọi người hãy chú ý giữ gìn phòng ốc của họ, nhà của họ và tỏ thái độ thân thiện hòa ái với họ nghen. Mình thì chưa có may mắn được ở 1 nhà host nào :(, lí do là 1 là hầu như dịp mình đi phòng đã hết,  2 là các thành phố mình đi thì host Việt quá ít hoặc không có ai haizz. Hi vọng là lần sau mình có cơ may được ở nhà host Việt nào đó.
Thuê nhà ở Airbnb bên Châu Âu
Nhà của 1 host người Pháp :), cho mình mướn căn phòng ở dưới tầng và khá ok. Cái này được gọi là bán tầng hầm vì chỉ 1 vài bậc là xuống cầu thang
Mình thấy trên Airbnb thì thượng vàng hạ cám rất nhiều, nên các bạn sẽ phải rất mắc công mới tìm được host ok. Để tìm host bạn phải scoll cái con chuột mỏi cả tay để di di cái map vì không phải thành phố nào nó cũng chia ra thành nhiều khu vực tử tế để mình có thể filter được dễ dàng như agoda hay booking, thế nên 1 cái tip nhỏ mình hay dùng là ntn:
  • Search trước trên Agoda, Booking.com để biết là khu vực nào thường là vùng trung tâm, nhiều nhà hàng, khách sạn, siêu thị và đặc biệt xung quanh có nhiều điểm giao thông, bến tàu, xe quan trọng, cách trung tâm khoảng tối đa 5km, cách 1 chuyến metro hoặc bus.
  • Copy tên khu vực vào search trong Airbnb, map sẽ hiện chính xác khu vực cho bạn chọn, tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Từ khu vực đó, bạn sẽ chọn ra các hostel đủ điều kiện về giá cả + số phòng, có host biết tiếng Anh và có nhiều review tốt  (có hơn 10 reviews với chỉ số đánh giá từ 4.5 trở lên).
  • Đọc kĩ reviews của homestay để xem khách đến ở là khách quốc tế nhiều hay nội địa nhiều, đánh giá của họ có ok không. Nhất là nên chọn các homestay mà có nhiều khách review là người có cùng giới tính với bạn.
  • Thử Inbox hỏi các host xem họ có trả lời nhanh hay không, hỏi họ vị trí chính xác và các chuyến tàu/bus/metro/ tram đi đến đó từ những nơi bạn sẽ đến đầu tiên (sân bay, bến tàu, bến xe khách chính…)
  • Nếu bạn cảm thấy cái tên của chủ host có vẻ “hồi giáo” thì tốt nhất không nên chọn cái homestay đó (vd tên có mấy chữ El gì El gì đó).
1 vấn đề nữa là các bạn nên xem kĩ cái payment terms trước khi quyết định đặt, có được hủy ko?, hủy thì trong bao lâu thì mất bao nhiêu phí…., đừng kiểu chọn thử xong không thích thì cancel rồi bị mất hết tiền do hủy chậm nhé.
Nhìn chung nhờ Airbnb thì mình cũng ở rẻ được nhiều chỗ nhưng nhiều khi hơi bị khó chịu với host do không nói được tiếng Anh nhiều, nhất là host ở Pháp, btw, mình thật sự vẫn thích sử dụng Booking nhất trong tất cả :), mọi thứ đều tiện dụng và thật sự yên tâm hơn khi dùng hostel vì kiểu gì cũng có receptionist cho bạn.

Đặt trước các loại vé tham quan, dịch vụ

Sau khi đã hoàn thiện lịch trình, tính toán giá cả, đặt phòng khách sạn, các bạn hãy đặt ngay 1 số dịch vụ và loại vé tham quan nhé. Lí do vì nếu bình thường thì chạ sao nhưng cứ đến dịp đông người đi du lịch, ví dụ như mùa hè thì lại 1 rổ người xếp hàng rồng rắn lên mây tại các nơi tham quan nổi tiếng ở các nước như bảo tàng Louvre, Vatican, Royal Alcazar, Casa Batlo, La Sagrada Familia, Cathedral of Santa Maria del Fiore, Colloseum… thì bạn có muốn đến nơi mua vé cũng phải ngộp thở.
Đây, hãy xem cảnh biển người đang xếp hàng ở Cathedral of Santa Maria del Fiore nè. Thấy mà ghê chưa.
Du lịch Châu Âu mùa hè đông như hội
Vậy giải pháp ở đây chỉ đơn giản là bạn hãy đặt vé online dạng fast track, đặt vé loại không cần xếp hàng hoặc chỉ phải xếp hàng an ninh thôi thì sẽ giảm được 50-70% thời gian bạn phải chờ đợi vào các tụ điểm tham quan vui chơi ở các nước hot như Ý, TBN, Pháp,…
Để đặt vé online thì theo mình bạn có rất nhiều lựa chọn về người bán: có thể là 1 công ty bán vé du lịch, hoặc 1 số nơi thì nó cho đặt vé ngay trên trang web của nó nhưng nhìn chung là các trang agency thì thường có giá cũng ok mà thời gian hợp lý hơn. Đây là 1 số agency mà mình thường dùng và mình review các tính năng của họ luôn.
TiqetsBọn này nổi lắm luôn vì chuyên bán vé nào museum, các điểm tham quan đến các show biểu diễn, vé xem các chương trình nghệ thuật… Bọn này giá rất đẹp và rất đúng với niêm yết chính thức của các địa điểm. Giao diện của Tiqets trông chuyên nghiệp và dễ để sử dụng. 1 điểm cộng của bọn này là việc mua vé sát ngày ko thành vấn đề :). Khả năng cao là do bọn này có số lượng vé bán khủng (ngang cơ Getyourguide mà lị) nên thường là agency được bọn điểm tham quan ưu tiên. Mình dùng tiquets mua vé ở Casa Batlo và Colloseum thì thấy nó rất nhanh và tiện, ngày giờ đầy đủ nữa. Rất thích tiqets nhé.
Đấu trường La Mã nổi tiếng ở Rome- du lịch Ý
Klook: Trước h Klook chỉ chuyên về Châu Á, nên sản phẩm châu Âu của Klook không quá nhiều, ko so sánh được về mặt phổ biến với Getyourguide hay là Viator. Tuy nhiên có lẽ vì muốn có được nhiều người mua càng tốt nên Klook h rất hay chạy các ctrinh discount, tặng mã… Chính vì vậy mà có 1 số tour, điển hình là cái tour Val’dorcia mà bên này làm với 1 bên nhà tour của Ý thì giá tour là 50.5 euro trong khi giá nhà tour là 70 euro, vậy là hầu như Klook đã giảm giá sản phẩm tour so với giá thật. Tất nhiên điều này đồng nghĩa là mình được lợi về giá, nhưng cũng cần coi chừng vì chính là do số lượng sản phẩm Châu Âu ko nhiều nên support cho các sản phẩm này ko nhanh nhạy lắm. Chị bạn mình đặt đúng cái tour Val’dorica đó mà 1 tuần ko thấy nó reply confirm và sau đó phải hủy vì thật sự ko có voucher thì ko đi được, trong khi đó Getyourguide và Viator thì đảm bảo hơn (vì nhiều khách đặt hơn nhiều). Còn mình đặt cái Park Guel ở đây thì giá cũng chạ rẻ hơn các bên và tự đặt ở cái trang của Park Guell nhưng mà ko hiểu sao nó mua vé cho mình lâu lắc, đã bảo 24h confirmation mà phải 1 tuần sau, khi mình hết chat với email support nó mới mua cho mình. Cho nên Klook rẻ thì rẻ nhưng cẩn thận nhé các bạn. Với 1 cái ko có lợi của Klook là hay hết vé, trong trường hợp này, Tiqets là 1 sự lựa chọn tuyệt vời hơn (lí do số 1 có lẽ Klook là đồ Tàu nên bọn Tàu vô đặt nhiều quá, hết là phải và thứ 2 là do nó ít quá nên bị hết nhanh ấy).

Getyourguide: Trang này chuyên về Châu Âu nè, cũng có rất nhiều các loại tour và được sắp xếp focus với hiển thị dễ tìm kiếm, dễ trao cứu và thân thiện với người đặt. Giá tour thì bằng mức tour bạn đặt trực tiếp với bên nhà tour khi đến nơi nên nói chung khá ổn và đặc biệt 1 điểm cộng là trên này tour được review rất nhiều, review cũng rất thật nên là cảm giác đặt cũng yên tâm hơn. Điểm trừ là đặt vé tham quan ở đây giá có cao hơn mặt bằng nên mình thường chỉ tour chứ ko mua vé.
Viator: Đây là trang có rất nhiều loại vé, tour, chủ yếu mình thấy tour ở đây đa dạng bậc nhất vì nó là agency của bọn Tripadvisor, mà bọn đó thì nổi tiếng đã lâu rồi nên đặt qua Viator cũng đảm bảo hơn nhiều vì nó lượng review cho 1 sản phẩm khá lớn. Với tour mình khuyên nên đặt trên này nhé vì độ phổ biến và đa dạng + bộ lọc tốt có thể giúp bạn tìm được cái bạn cần nhanh nhất. Thường mình thấy bên Pháp và bên Ý có rất nhiều tour giá ok và rất nhiều bên services tốt nhé, và rất đáng chọn vì nếu bạn đi 1 mình, ko biết lái xe, không thể đi xe đi loanh quanh được và phương tiện duy nhất bạn có thể thuê là xe đạp thì những cái day trip hay còn gọi là tour 1 ngày chính là thứ bạn cần.
Sainte Chapelle- 1 nhà thờ ở Paris | Du lịch Paris

Liên hệ với bạn bè ở Châu Âu

Nếu có bất kì ai ở châu Âu mà quen thân thì hãy cất lời hỏi thăm của bạn ngay hôm nay bạn nhé vì những người đó sẽ là những người sẽ giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn (nếu có thể xảy ra), có thể giúp bạn ở nhờ 1-2 hôm nếu không thể tìm được hostel giá rẻ, và luôn đưa ra các lời khuyên hữu ích cho con đường du lịch của bạn (họ có khác gì thổ địa Châu Âu, đúng ko?) và cho bạn vay tiền nếu chạ may mà mình có vấn đề về tiền nong (bị mất, bị lừa….)
Nhưng nếu đã liên hệ bạn bè, người quen thì nên hỏi họ rõ về thời gian rảnh rỗi của họ :), để mà còn book lịch vì anh chị em bên đó bận lắm, nên họ cũng ko thể giành quá nhiều thời gian cho mình được đâu, bạn cứ phải tự mình vận động thôi ấy, có sự động viên trợ giúp của họ là ok rồi.
Du lịch khám phá Châu Âu với bạn bè

Ngàn vạn thứ linh tinh để phục vụ cho chuyến Châu Âu tự túc

Ngoài những thứ to to kể trên thì ngàn thứ nho nhỏ nhưng rất cần thiết phải chuẩn bị nhé các bạn, với mình thì có thể đây là những thứ tối quan trọng:
  • Balo chắc chắn hoặc túi xách chất lượng cao : có quai và bề mặt ko thể rạch, cắt bằng kéo or dao 1 cách nhanh chóng. Nói chung đồ phải được đựng trong 1 cái túi/ balo chắc chắn nhất có thể. Các bạn nên tham khảo những hàng bán đồ phượt vì đồ ở đó thường bền và đẹp + tiện dụng. Bản thân mình lựa chọn balo Crumpler Jackpack Half Photo màu đen. :p như ảnh chụp với giá tầm 460-550k (hay giảm giá lắm nha)
  • 1 cái vali 24 inch đẹp chắc chắn, chất lượng tốt tốt, tốt nhất là nên có 4 chân xoay 360 độ, loại bánh to chứ ko phải  loại bánh bé nhé. Và màu càng chóe càng nổi bật càng tốt ;), để ko bị lẫn vào vali của người khác, Còn nếu các bạn chơi vali màu tối và màu dễ bị nhầm thì nên có thêm 1 cái dây đai cho cái vali nhé.
  • Khóa số nhỏ cho vali và cho balo và đôi khi cho tủ (tên gọi phổ biến là Padlock). Cái khóa này được dùng trong các trường hợp rất hay xảy ra sau:
    • Cái vali bị hỏng cái khóa số: mình đã bị 2 lần khi cái khóa bị thay đỏi do bê vác  và mình ko thể dò được cái mật khẩu…
    • Cái tủ để đồ trong hostel ko có khóa và bạn phải tự mang khóa mà khóa vào.
Thật ra padlock ở bên Châu Âu bán cũng rẻ, có 2 euro (tầm 50k) là có 1 cái nhưng mình đoán chất lượng của nó cũng… haizz lởm đời nên thôi cứ cẩn thận mua 1 cái ở Việt Nam để đề phòng. Mọi người nên mua cái mỏng, nhỏ, chứ đừng mua cái to đùng nhé vì sẽ rất khó xỏ vừa cái vali đó.
  • Sạc dự phòng 🙂 phải ít nhất 10k nhé. Cái này ko phải cần mà quá cần luôn
  • 1 điện thoại khác ngoài điện thoại của bạn, có lắp sim của bạn vào
  • 1 cái ổng cắm đa năng có đầu cắm 2 chạc tròn (cái đó dùng để cắm nhiều dây cắm khác nhau ấy. Cái này để đề phòng khách sạn cho bạn có 1 cái ổ cắm thôi thì chỉ còn cách đó thì bạn mới dùng được nhiều thiết bị).
  • 1 cái áo khoác mỏng làm áo chống nắng và áo chống lạnh : mùa hè ở Châu Âu tuy là  nóng nhưng ban đêm khá lạnh và sáng sớm cũng chỉ nhiệt độ tầm 19-20 độ nên cần mặc áo khoác đó bạn nhé.
  • Mũ cói rộng vành hoặc mũ lưỡi trai, chật đầu 1 tí hoặc có thể có quai để đôi trời nắng và ko bị gió thổi bay. Mình hận nhất là cái mũ Boater của mình đã gửi lại đường ray tàu ngầm của Paris chỉ vì mình lỡ để nó bay mất :(.
  • 1 chai nước rỗng (Tốt nhất nên mang loại 750ml) vì bên châu ÂU mua nước uống rất đắt và nước dạng ở bếp hay nhà vệ sinh đều uống được nên chẳng dại gì mà đi mua, cứ mang nhà đi uống hoặc hứng ở trên đường rất nhiều vòi công cộng đó.
  • Giày đi bộ bền và dễ chịu: khuyến cáo nên mua đôi xịn xịn mà đi vì hàng ngày phải đi bộ ít nhất 5-10km còn trung bình 10-15km đó.
  • Kem chống nắng có SPF cao và loại xịt để liên tục bổ sung sau khi bị trôi đi, tránh ung thư da và cháy nắng.
  • Kem dưỡng ẩm cũng nên mang đi vì khí hậu ở đây rất khô, chứ ko có ẩm như VN mình đâu. Nếu ai trót ko mang thì mua ở siêu thị cũng rẻ lắm, bên đó bán Nivea với nhiều loại kem địa phương dùng rất  tốt :). Thậm chí nếu thích còn có thể mua về làm quà tặng cho gia đình bạn bè ở nhà đó :).
  • Dầu gội + sữa tắm 2 trong 1 cho đỡ tốn chai lọ :): ở bển cũng nhiều nhưng đồ nhà mang đi vẫn tiết kiệm hơn
  • Quần áo rộng rãi, chất liệu dễ thấm mồ hôi và dễ bay hơi, mỏng, nhẹ chứ đừng mang mấy bộ chất Polyester đi vì những bộ chứa nhiều nilon sẽ khiens bạn nóng 1 cách kinh khủng đó
  • 1 cái gối kê đầu để ngủ trên máy bay, tàu, xe… – cái này để phòng tránh bạn bị nghẹo cổ, đâu đớn khớp xương khi sai tư thế ngồi ngủ nhé.
  • 1 cái ô phòng trời mưa bất chợt
  • 1 đôi dép trong nhà 🙂 để đi vào wc, phòng tắm và đi lại cho thoải mái khi ở Hostel, 1 đôi giày để đi
  • quần áo đủ cho 1 tuần ko giặt :v
Nhiêu đó đã đủ chưa :((. Chưa đâu, nói chung tùy thuộc vào từng người thì đồ cần chuẩn bị nhiều hay ít, đây là những thứ cơ bản cần mang đi nhé các bạn.

Cẩn thận 1 số thứ bị cấm mang sang Châu Âu

Có rất nhiều thứ các bạn tưởng là được mang nhưng lại bị cấm mang sang nên các bạn chú ý nhé, ko phải chỉ mỗi hành lý xác tay bị cấm mà hành lý kí gửi cũng cấm luôn:
– Thịt! Thịt nào cũng cấm và đặc biệt thịt lợn do có tả lợn châu Phi nên họ siết chặt việc nhập cảnh có thịt đó.
– Những sản phẩm từ sữa và sữa cũng bị cấm luôn, trừ sữa dành cho trẻ con sơ sinh, đồ ăn trẻ con thì không bị cấm.
– Cá, ốc, mật ong không cấm nhưng mang nhiều là cấm.
– các loại cây trồng quý hiếm sắp tuyệt chủng
– Chó mèo mà đang dịch là cám luôn.

Di chuyển đi lại ở Châu Âu

Nói chung là để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch châu Âu tự túc, chủ yếu mình sử dụng những phương tiện sau để di chuyển:

Đi lại giữa các thành phố, giữa các nước khác nhau ở Châu Âu:

Máy bay giá rẻ bay nội địa Châu Âu

Mình có 2 lần bay Ryan Air, 1 lần bay Vuelling. Theo mình thì các bạn cứ search trên Skyscanner xem vé nào rẻ nhất trong ngày bạn định đi thì đặt. Thường tất cả các bọn giá rẻ này đều đểu ở chỗ nó chỉ cho check in online và free đặt chỗ trước 2 ngày thôi, chứ trước đó bạn phải thêm tiền đặt chỗ, bố khỉ!
Ryan Air là bọn khốn nạn nhất quả đất nên cần phải thật cẩn thận do bọn điên đó sẽ phạt 15 euro nếu ko in boarding, 50 euro nếu bạn ko check in online trước. Vì mình ko thuộc khối EU nên bọn Ryan Air quy định mình ra sân bay phải ra quầy check in và phải in boarding pass ra đó chứ ko được dùng bản in trên Điện Thoại đâu :(.  Ngoài ra, hành lí của bọn Ryan Air cũng rát chặt chẽ, nó bắt cân nếu thấy hành lí của bạn quá cồng kềnh đó (hành lí xác tay ấy.
Vuelling theo mình khá ổn, ko có vấn đề gì cả, mình thấy bọn đó ổn hơn Ryan Air nhiều.
Ngoài ra còn bọn Easy Jet cũng giá rất rẻ, các bạn cứ xem nhé.

Xe bus đường dài

Có mấy bọn rất nổi tiếng:
Flixbus
Flixbus thì rất nổi tiếng vì giá rẻ và có nhiều ưu đãi, chuyến đi Châu Âu vừa rồi thì mình vừa đặt cái gói ưu đãi 99 euro được 5 thành phố của bọn này.  Mạng lưới của Flixbus khá là rộng nhưng vì trụ sở nó ở Đức nên hình như nó cũng focus nhiều ở Tây và Trung Âu hơn hẳn các vùng khác, ví dụ như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì flixbus ko nhiều bằng, cả mạn miền Nam của Pháp thì hiện diện của bọn này cũng yếu, bến xe cũng ko phải bến trung tâm (chắc có thể vì thế mà nó rẻ hơn)
Mình đi thì thấy :
  • Vệ sinh khá ok, mình chưa gặp trường hợp bẩn, có nhà vệ sinh trên xe nên ổn hơn
  • Nó vẫn dừng nhiều điểm trên đường cho mình đi vệ sinh nhưng có bạn bảo là nếu đi 1 số nơi như Croatia thì ko dừng 1 tí nào :(.
  • Điều hòa trên xe khá lạnh nên phải mặc áo khoác lúc ngủ 🙁
  • Ghế ngồi tạm ổn nhưng hơi sát nhau, cơ mà có duỗi chân nên ko sao lắm, mang cái gối đi để cổ khỏi nghẹo
  • Wifi ok trừ 1 số xe ở Pháp thì lởm đời tẹo
  • Đến nơi đúng giờ, mình gặp 1-2 lần nó đến trễ 15-20 phút
  • Các bến xe của nó có bến tử tế, nhưng rất nhiều bến xe lởm đời, nhất là ở các vùng ở miền Nam nước Pháp, các thành phố nhỏ bé ko phải thành  phố lớn : Avignon, Strasbourgh thì bến xe toàn bến kiểu như bến xe bus, nó có mỗi cái mái che và 3 cái ghế ngồi, bạn nào đi 11h đêm ko sao chứ đi tầm khuya sau 12h đêm thì nên xem xét kĩ nhé. Đừng mơ tưởng là bến xe nào cũng như bến Mỹ Đình có quán ăn, có wc để đi nha =))).
Eurolines
Eurolines thì mình chưa đi vì nó đắt hơn bọn flixbus :), nếu có ai đã đi thì review cho mọi người với nhé. Mình có để box comment ở dưới đó.
Alsa
Bọn này thì chuyên ở vùng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và giá rất rẻ, có điều dịch vụ thì hơi thua sút bọn Flix 1 chút : xe cũ hơn, ko có wifi trên xe, giá rẻ đi kèm chất lượng thôi :).
Ouibus
Bọn này thì chuyên cho Pháp, 1 số thành phố Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý  nhưng phải gần Pháp :). Đây là dịch vụ “bên lề” của SNFC- công ty vận tải đường sắt Pháp :P. Nên nói chung hãng của Pháp thì làm ăn kiểu Pháp, nhiều khi cũng trễ giờ các kiểu. Mình đi là chuyến từ ATV Aix-en-provence đến Aix-en-provence Garoutiere  và từ đó đi Pertuis, nó cũng ok như các loại bus khác thôi, nhưng các chuyến dài hơi hơn thì mình ko chọn vì so ra chạ rẻ, có nhiều chuyến cũng chạ có. 1 số chặng mình thấy nó rẻ hơn Flixbus nhưng vì mình đã chọn kiểu 99 euro cho 5 thành phố nên tính ra nếu chọn nó thì cũng chạ rẻ hơn flixbus về tổng chi phí :). Anyway, bạn nào muốn đi từ Paris-> Strasbourgh, Paris- Lyon,  nên cân nhắc nè, giá rẻ hơn hẳn tất cả luôn á.
Blablabus
Bọn này là cùng 1 công ty với bọn BlablaCar- Dạng ride share- chia sẻ xe taxi với nhau ấy, nó khá là giống Grab với Uber share đó, hoặc giống bọn Đi Chung của mình. Nay nó bán vé xe bus và có rất nhiều chuyến rẻ ko thể tin được, có 6-9 euro trong khi các hãng khác toàn 15-20 euro. Nhưng nói chung mình hơi sợ kiểu đi chung này vì nhỡ mà nó giả vờ chạy xe, nhưng thực chất đi ăn trộm ăn cướp thì nguy :). Nhưng nếu đi chặng ngắn mà lại rẻ hơn thì tội gì ko thử, nhỉ?
Đặt vé xe bus châu Âu như thế nào?
Vé đặt sớm bao h cũng rẻ hơn, đặt trước tầm 2-3 tuần là rẻ nhất. Còn đặt trước 1-2 ngày thì đôi khi là hết chỗ hoặc chỗ đắt.
Với flixbus thì mình cứ vô website của họ để đặt thôi, Alsa hay là Eurolines cũng vậy. Tuy nhiên có khá nhiều trang cho phép bạn search để tìm giá coi bên nào đang bán vé xe bus chuyến bạn cần đi rẻ nhất. Mình thường vô trang busbud.com để tìm chuyến và hãng, sau đó thì vô luôn website hãng để đặt cho chắc chắn. Hoặc thuận tiện và thông minh hơn là Rome2rio :).
Đặt vé xe khách Châu Âu
Đây là giao diện busbud, cũng là 1 trang khá uy tín để xem và lọc giờ chạy của xe
Còn với cái deal 99 Euro cho 5 thành phố (áp dụng cho chuyến đi thẳng chứ k phải transfer) thì mình sẽ mua trên trang của Flixbus, nó gửi cho mình 5 cái mã voucher, mỗi lần, mình được sử dụng 1 cái cho 1 chặng trực tiếp, ko transfer, nhập ở phần thanh toán cuối cùng nha.

Đi lại trong cách thành phố và thị trấn

Cái này tùy thuộc vào quy mô của thành phố và nơi mình đến. Chủ yếu, mình đi bằng cách phương tiện sau:
  • Pháp: tàu, metro và thỉnh thoảng bus, còn lại là đi bộ ở các thành phố to như Paris, Marseille, tram ở Strasbourgh. Các thành phố nhỏ như Colmar , Aix-en- provence thì thuê xe đạp, đi bộ. Riêng Valensole thì vì có đặt tour với 1 chị người Việt nên đi tour chị ấy đưa đi :), ko cần quan tâm lắm đến phương tiện vì thật ra đi ở những vùng countryside bạn nếu ko có xe thì đi xe bus rất khó, và đắt, hơn nữa giờ giấc như shit luôn đó. Nếu không, bạn phải thuê xe ô tô hoặc xe scooter để đi (mà đường siêu nguy hiểm) hoặc bạn nào trâu thì đi thuê xe đạp :v (nhưng ko có loại đạp điện như ở nhà đâu).
  • Bồ Đào Nha: tram siêu xinh, xe bus thì phổ biến hơn, tàu thì ít chuyến, còn metro thì tùy nơi mới tiện, còn ko ko tiện lắm. Thích nhất trong tất cả là các chuyến Tram cổ xưa nhìn vintage dã man, mỗi tội chưa 1 lần nào mình được trèo lên :(, lí do vì toàn đi phải cái tram to, xấu, thô kệch, còn tram vintage hình như phải trả tiền mua tour riêng :(((.
  • Tây Ban Nha: Mấy chỗ phố cổ mốc meo và vùng quê xa xôi như ở Andalusia thì toàn đi xe bus với quốc bộ, còn đô thị to lớn nhiều cạm bẫy như Barcelona thì ôi thôi thì đủ : metro, bus, tram…. vô vàn lựa chọn nhưng nhìn chung đi xa thì đi tàu, muốn đi gần mà nhanh thì cứ metro mà đi, còn muốn ngắm phố thì đi bus 😛 vì nói thật bus chạ ai đi ngoài khách đu lịch :v, dân người ta đi Metro hết nên metro còn đông hơn cả bus. Mà nên tránh xa 1 số bến xe bus nhìn vắng vắng vì đó là địa điểm lừa đảo trộm cướp kinh khủng đó. NÓi vậy metro đông đúc thì móc túi vẫn đầy, đã cẩn thận thì phải 24/7 nhé
  • Đức: mình mới chỉ đi Munich nhưng nói chung chạ thích cái metro của nó lắm, còn lại ko đi cái nào khác nên don’t care.
  • Ý: mình thấy đi xe bus là tiện nhất, metro thì tùy chỗ chỗ được chỗ ko, tram có vẻ ít tuyến hơn nhưng đi lại ổn hơn bus. Anyway, ở Ý mình thấy phương tiện giao thông nghèo nghèo, xấu xấu kiểu gì ấy :v, xấu nhất có lẽ là ở Rome, nghèo nhất là Venice vì chỉ có xe bus và….waterbus thôi (à Gondola thì quá chanh sả nên thôi xin phép ko đưa vô đây)
  • Hy Lạp: Santorini thì chỉ có đi xe bus. Athen thì cuốc bộ và metro :). nói chung đi bộ và đi bộ thôi :))).
Theo mình thấy thì các bạn có thể mua vé ở máy bán vé ở tất cả các metro và tram station. Xe bus cũng có luôn và nó thường là 1 vé cho 1 ngày bao gồm nhiều phương tiện cùng lúc. Mua vé bạn để ý có máy bắt dùng thẻ và nhập pin (thường là 4 số) thì nếu quên pin thì đừng có nhập để mà bị khóa thẻ giống mình).
Mình sẽ dành 1 bài riêng viết cho từng nơi :), nên hãy chờ nhé

Ăn uống ở Châu Âu

Cái này chắc phải riêng 1 bài dài thiệt dài =)) nhưng chung quy lại thì mình ăn uống hơi vớ vẩn ở Châu Âu, phần lớn là bởi vì chạ có gì ngon lắm để ăn, và lí do lớn hơn là … méo có nhiều tiền. Trong bài chi phí mình sẽ đề cập đến chi phí riêng từng nơi vì mình có ghi chép rất kĩ, còn chung chung thì mình thấy 1 ngày nên dành ra …20 euro để ăn uống, cụ thể thì:
  • Sáng : 1-2 euro thôi và cũng chỉ có option là bánh ngọt thì khả dĩ rẻ, chứ các món khác toàn 5-6 euro nên ko dám ăn. bạn nào muốn ăn kiểu Tây: bữa sáng thiệt bự còn trưa, tối ăn ít thì cứ việc chọn :P.
  • Trưa: thường là thời điểm mình ăn ngoài hoặc vô mấy cái siêu thị bán đồ ăn mấy cái fast food. Ở nhà hàng thì tầm 8-10 euro/ món nhé. Còn nếu ăn nhẹ nhàng như sandwich các kiểu burger thì tầm 5 euro hoặc ít hơn tí :). Còn ăn vặt thì tổng lại sẽ đắt hơn.
  • Chiều: ăn nhẹ nhàng hoa quả hoặc kem: 2-3 euro/ món
  • Tối: tùy từng nơi mà mình chọn : ăn ngoài hàng nếu chõ đó giá rẻ như TBN, BDN hoặc đăt thì mình sẽ vào siêu thị, coi nó bán các món ăn bình dân  và bổ sung chất xơ cho bản thân bằng : hoa quả + salad + thịt  và mua bữa sáng hôm sau nếu đã quá ngấy món ngọt. Các siêu thị là nơi có rất nhiều món kiểu người dân người ta hay hàng ngày, bạn có thể thử mua mỗi món 1 tí để ăn cho có cảm giác của người dân Châu  Âu :)). Nhưng nói thật mấy món đó chỉ có thịt thì ngon, còn lại thì toàn đồ ăn rất chán do ko có gia vị nhiều như bên mình, ăn cứ bị mặn quá mà dở tệ ấy. Cụ thể mình tốn 5-7 euro cho bữa tối siêu thị và 10 euro cho bữa tối nhà hàng (chắc 1 tuần thì ăn 1 lần thôi =)))
Đi nhiều thành phố ở Châu Âu, đặc biệt là các chỗ to to, mình thấy là cứ mấy cái phố shopping thì càng nhiều nhà hàng, nhưng nó đắt lòi con mắt. Thế nên, để chọn nhà hàng hợp ví tiền, cần 1 số bí kíp sau đây:
  • Có thể dùng Yelp tìm trước và lọc các nhà hàng gần đó có giá menu dưới 10 euro/ món
  • đi lượn xa hơn vùng trung tâm khoảng 1km, xa chốn xô bồ là 1 rổ nhà hàng mà ko đông lắm, menu tầm 10 euro có mà đầy
  • tránh xa các nhà hàng ở mặt tiền 2 con phố hoặc ngã tư và nhà hàng có không gian bàn ghế bên ngoài để ngồi. Càng nhà hàng có không gian rộng thì nó càng đắt.
  • Tìm mấy quán bán bánh ngọt với cafe với cái tên luôn gồm từ Pâtisserie(ở Pháp), hoặc bán pizza- pasta có tên kèm chữ Pizeria (Ý), hoặc cứ thấy bakery hay cafe thì vào. Buổi trưa, mấy chỗ này thể nào cũng bán đồ ăn “nhẹ nhàng” kiểu sandwich, burger, pizza, pasta với giá toàn 4-5 euro và thêm đồ uống là 5-7 euro :P. Nếu muốn đồ ăn ngon, hãy chịu khó tìm hàng mà nó có từ thế kỉ nảo nào đó (lúc nào trên biển hiệu cũng có since 1xxx gì đó) còn không thì đồ ăn cũng chỉ tàng tàng, ko ngon ko chán.
  • Thỉnh thoảng vô Mcdonald, Burger king, Taco Bell, mấy thằng làm fastfood giá rẻ thôi rồi. Menu ăn bự tận răng toàn có 6-7 euro thôi. Quá lắm thì 8 euro kèm nước uống tẹt bô đi. Nhưng đồ ăn ko ngon lắm nên chỉ ăn 1-2 lần/ tuần chứ ngày nào cũng ăn thì chết.
  • Vô mấy siêu thị kiểu monoprix, franprix, carefour, natural… thì toàn đò ăn organic, tốt cho sức khỏe và nhiều rau, ăn cho đỡ bị thiếu vitamin, chất xơ và giá rẻ chỉ tầm 6-7 euro/ món.
  • Tìm các quán ăn ở trong các station, metro, bến bus, trường đại học, gần các quảng trường ko hot =))) hoặc các con phố cổ chỉ hay có dân địa phương đến ăn ấy. Giá nó sẽ rẻ hơn 20-30% mà số lượng món ăn ngon lại rất nhiều, đặc biệt là các món local và authentic.
  • Chỗ nào có các bạn nam thanh nữ tú đứng xếp hàng, thỉnh thoảng checkin với đồ ăn trên tay thì nên… tránh xa vì phục vụ lâu, nhận viên có vẻ chảnh, và menu nhìn là thấy đắt hơn các hàng khác 20-30%.
Ăn gì ở Châu Âu
2 euro 1 scoup là giá phổ biến cho 1 cái kem ngon như này ở Ý… Đó là cửa hàng ko nổi tiếng. chứ nổi tiếng là 2.5 euro ngay =))). Btw, ăn vì ngon chứ ko phải vì nó nổi tiếng nha các bợn

Dùng sim 4g nào rẻ và ok nhất

Thật ra có rất nhiều loại sim  du lịch Châu Âu nhưng bán phổ biến ở Việt Nam thì mình thấy rẻ nhất là sim của nhà mạng Three của UK. Giá cho 12 GB và sử dụng 30 ngày là 650k, khá ổn đấy chứ.
Mình mua của 1 bạn trên Facebook, và thấy rất nhiều bạn mua với giá ntn nên mình nghĩ các bạn cứ search từ khóa Sim du lịch Châu Âu là ra 1 rổ, h tìm bạn nào rẻ nhất mà mua thôi. Sim này có bắn Hotspot nhưng chỉ khi nào mạng 4g thì còn mạnh, chứ mạng H hay 3g thì yếu lắm.  Mình thấy cả chuyến đi thì có lúc nhanh, lúc chậm nhưng các nước như Ý, Hy Lạp là chất lượng sim lởm đời nhất, nhất là ở đảo Santorini, hầu như chỉ có khu trung tâm mới vào được mạng, còn lại thì hiện 3g và chạ làm ăn được gì.
Mình đi 25 ngày thì tiết kiệm dung lượng, chả đăng fb mấy, ko xem youtube nên hết khoảng 3-4gb :). Mình cũng ko dùng để bắn cho Lap nên nói chung tiết kiệm dung lượng.
Sim này dùng cũng ok nhưng nếu mua sim Orange đắt hơn thì có khi dùng tốt hơn.
Ở Châu Âu thì nó bán rất nhiều loại sim, mình th ấy sóng ổn nhất là của Orange nhưng giá của hãng này có vẻ đắt. 3GB mà chỉ 14 ngày mà giá những 30 euro. Đắt vãi ra! Còn 1 số  hãng khác mình thấy cũng hay bán là Vodafone, có everywhere sóng cũng khỏe, giá thì 3-4 GB là tầm 16 euro (cũng đắt chứ chẳng rẻ).
Vậy rẻ nhất là sim của UK – Three, chịu khó mất mạng 1 tẹo ở khu xa trung tâm rồi ra trung tâm ta online bù nha.

Các rủi ro trên đường đi Châu Âu và cách phòng tránh

Dù có cẩn thận đến đâu đi chăng nữa, không bao h bạn có thể tránh hết được các rủi ro, và tôi cũng vậy. Trong 25 ngày thì tôi liên tiếp gặp việc xui rủi :), chắc có lẽ do ông trời thương nên tôi còn trở về nhà, lành lặn và trộm vía, không bị mất quá nhiều tiền. Tôi đã kể lại các loại PHỐT mà tôi đã gặp trong chuyến du lịch Châu Âu này, các bạn cùng xem nhé. Theo tôi thì luôn luôn khi đi du lịch mình phải phòng ngừa, và 1 số thứ tôi luôn luôn làm và có hiệu quả:
  • Đặt trước khi đi hầu như 50% chi phí. Việc đặt trước sẽ giúp bạn chủ động lên kế hoạch về chi phí, lịch trình và hơn nữa giả sử có vấn đề gì về tài chính (ví dụ mất tiền) thì bạn cũng vẫn có thể yên tâm enjoy mà không quá lo lắng . Cái mà tôi thường đặt trước là : Khách sạn, vé tham quan, đi lại giữa các nước.  Bạn nào muốn nhờ tôi đặt hộ hoặc tư vấn thêm thì cứ inbox nhé.
  • Luôn có lịch trình giấy bên cạnh bản lịch trình online : như vậy tôi có thể ko cần mạng, và có thể hỏi đường, nhờ người bản địa giúp khi cần
  • Học và sử dụng Google Translate, Google Map hiệu quả.
  • Đồ đạc không bao h để đằng sau, luôn để đằng trước và ôm sát người, ko sẽ bị mất.
  • Tiền không mang đi quá nhiều, 1 ngày tôi chỉ mang tối đa 50 euro cho các việc ăn uống, đi lại trong các thành phố….
  • Dùng thẻ để thanh toán những chi phí về shopping, buôn bán.
  • Không đi lại vào buổi tối, đặc biệt 1 số ga metro không an toàn
  • Tránh xa các thành phần người da đen, hoặc dân ăn xin, bán hàng trên phố. Luôn luôn tránh xa họ và lúc họ tới gần phải luôn nắm chắc túi, cẩn thận, không lơ là. Cẩn thận vì rất nhiều bọn lợi dụng lòng tin người và trắc
  • Không đưa điện thoại cho người nào để nhờ họ chụp ảnh hộ nếu mà họ ko nhờ mình chụp cho họ trước 
Đó, là 1 số kinh nghiệm của mình khi đi Châu ÂU 25 ngày, tốn 69 triệu chưa shopping.
(Huyen Chen)
———
1. Website chia sẽ thông tin du lịch www.phuotlendinh.com
2. Book phòng được siêu giảm giá qua link:
- BOOKING đặt phòng giảm 10% trên toàn cầu và được hoàn từ 10-15$ khi check out. https://booking.com/s/73_6/cuong415
https://www.booking.com/s/35_6/6b8a7069
- AIRBNB đăng ký tài khoản mới bạn được nhận và giảm ngay 800.000 đ với đặt phòng đầu tiên.
https://www.airbnb.com/c/cuongc13?currency=USD
#PHƯỢTLÊNĐỈNH
#CAVICU
———

Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ