“Cảnh
đẹp làm người ta trầm trồ suýt xoa, nhưng sự chân tình chất phát của con người
mới lưu luyến dài lâu”
Đã
lâu lắm rồi tôi mới có dịp ngồi viết lách tâm trạng về những vùng đất và con
người trên những chặng đường khám phá. Từng đặt chân đến nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, đi rong
ruổi khắp tỉnh thành trong cả nước, nhưng rồi cuối cùng tôi chợt nhận ra nơi mà
mình ấn tượng nhất nhiều cảm xúc và nhớ nhất vẫn chính là vùng đất Bình Định,
là 1 phần của tỉnh tôi sinh ra trước kia khi chưa tách địa giới hành chính từ tỉnh
Nghĩa Bình cũ. Vùng đất mà tôi thấy có sự tương đồng với những người dân đã từng
sống cả một khoảng thời gian dài của tuổi ấu thơ, với từng bãi biển dài, từng
quả đồi hay là bãi cỏ nơi đây, mỗi thứ với tôi đều thân thuộc và thấy những kỷ
niệm đẹp.
Gành Lộ Diêu |
Tuy nhiên cũng đã lâu rồi tôi mới được dịp quay
trở lại. Bình Định giờ đây đã có sự đổi mới và chút khác biệt. Ở đó, nhịp sống,
con người và không khí cảm nhận rõ được đã sôi động và phồn vinh hơn. Đặc biệt
là nhu cầu về du lịch tại Bình Định cũng đã dần cải thiện. Nhờ vào cảnh sắc
hoang sơ, yên tĩnh mà trù phú của một mảnh đất ven biển, đã giúp Bình Định từ một
vùng đất nghèo và vắng lặng trở nên phồn hoa, tấp nập và đến gần hơn với những
người yêu du lịch, thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên của biển xanh, nắng vàng và
gió mát tại nơi đất Nẫu xinh đẹp này.
![]() |
Gành Hoài Hải |
Câu chuyện thứ nhất bắt đầu từ chặng đường từ
Thành phố Quy Nhơn đi Gành Hoài Hải, thuộc phía Đông huyện Hoài Nhơn, 1 điểm đến
hoang sơ ược thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này, gồm cả Gành đá và bãi
biển đẹp đến nao lòng. Chúng tôi ăn trưa tại một quán cơm dọc đường tại Hoài Hải
đối diện chợ, trong câu chuyện hỏi hang người dân ngồi ăn cơm về cách đi đến
Gành thì được người dân nơi đây tận tình chỉ bảo từ chị chủ quán, anh con trai,
người dọn bàn ăn. Mỗi người chỉ theo 1 cách chân thành nhất.
Đột nhiên 1 anh
chàng con trai chủ quán từ đâu đi về, tầm hơn 20 tuổi dáng người đậm, nước da
ngăm đen nhưng nhìn có vẻ làm ở 1 cơ quan nào đó trên địa bàn, nghe thoáng qua
anh ấy ngồi lại hỏi cặn cẽ chúng tôi muốn đi đâu, rồi ngồi phân tích bây giờ đi
đâu trước, và đi như thế nào, thời gian ra sao,… thấy tôi sốt ruột muốn đi luôn
anh ấy nói anh chị muốn đi ngay thì em dẫn đi liền, mặc dù cơm nước ở nhà đã dọn
ra mẹ anh ấy nói ở nhà ăn rồi hãy dẫn chúng tôi đi, nhưng anh ấy vẫn nhất quyết
dẫn chúng tôi đi để không làm ảnh hưởng đến thời gian. Đoạn đường dài hơn 2km
đi xe máy giữa trời trưa đứng bóng, nóng đến điên người nhưng chúng tôi cảm thấy
trong lòng tràn đầy sức sống, mát dịu vì sự nhiệt tình đó. Không chỉ vậy, khi đến
quán ăn nơi gần nhất để gửi xe và đi bộ đến Gành, quán Năm Nu (ăn uống hải sản
rẻ không tưởng gồm mực tươi, cá mú, cá hồng,…) anh ấy dặn dò chủ quán từng chi
tiết kỹ nhất để chúng tôi gửi đồ, uống nước và hỏi hang xem các món ăn thêm…chỉ
đi lên núi sao cho an toàn. Chỉ có người thân với nhau mới chăm sóc và dặn dò kỹ
đến như vậy.
Cuối cùng chúng tôi càng bất ngờ hơn nữa là có được số điện thoại
của anh chàng ấy, anh ấy cố tình cho chúng tôi với một lời dặn “Nếu có chuyện
gì, ai làm gì, hay gặp bất cứ vấn đề gì thì hãy gọi ngay cho anh ấy để anh ấy
tìm người hỗ trợ, thậm chí huy động dân phòng để giúp đỡ chúng tôi…”. Nhưng lại
giấu tên. Thật ấm lòng với những hành động tưởng như nhỏ nhặt ấy nhưng cảm nhật
anh ấy là 1 người yêu quê hương, muốn giới thiệu đến với lữ khách phương xa về quê
hương, đón tiếp khách như người quen lâu ngày, nụ cười hiền hậu luôn ở trên
khuôn mặt ấy. Làm chúng tôi lưu luyến và nhất định 1 ngày sẽ trờ lại nơi đây gặp
anh ấy và những con người hiền hậu thân thương nơi đây.

Câu chuyện thứ 2: Từ Gành Lộ Diêu chúng tôi đi
về Thôn Tân Phụng để kiếm nhà nghĩ ngủ lại đêm sáng đi chinh phục Mũi Vi Rồng,
long mạch chốn nhân giang của Bình Định. Sau khi đánh chén no say tại nhà hàng
Thanh Thủy (ăn ngon vật vã với các món biển rừng đầy đủ nơi đây, giá không thể
nào rẻ hơn…thực đơn của nhóm chúng tôi chỉ dừng lại 10 món mà no và ngon nghẹt
thở) quán này ở Xuân Thạnh hỏi ai cũng biết. Trên đường đi Tân Phụng cứ ngỡ là
sẽ có nhà nghĩ nơi đây nên cứ ỷ y mà phóng tới, đường bắt đầu xấu và hoang vắng,
đường đất đỏ làm tôi bất ngờ và lạnh xương sống giữa đêm, không có 1 bóng người.
Bên đường là Nghĩa địa lớn với ánh trăng lập lòe qua ngọn núi. Cảm giác sởn gai
ốc nổi lên, lỡ có ai nhảy ra chắc tôi bỏ xe chạy mất. Cuối cùng cũng đến được
ánh điện thôn Tân Phụng, cảm giác mừng rỡ và hứa sẽ không quay trở lại đoạn đường
hoang vắng kia. Dò hỏi người dân về nhà nghỉ. Thế nhưng…
Gặp mấy thanh niên đang tụ tập bên đường ở đây hỏi
lớn có nhà nghĩ không em. Câu trả lời đậm chất giọng địa phương hổng có nhà
nghĩ nào ở thôn này hết anh ơi, ủa anh thấy cũng đông đúc dân cư mà sao không
có. Mấy em trai trả lời một là quay về Xuân Thạnh đi ngang qua nghĩa địa. Hai
là chạy lên 40km trên Thị Trấn Phù Mỹ mới có. Thất vọng tràn đầy, hỏi lại thêm
thì cũng nhận được câu trả lời như vậy. Không lẽ chạy ngược lại, sợ quá chừng.
Mà chạy lên trung tâm thì xa mọi người thấm mệt…
Nhưng thôi ráng đi thêm tầm
200m, dò hỏi thêm người dân địa phương thử xem. Nhìn quá ăn khuya có vài khách
là chị gái với mấy bé nhỏ ngồi chung bàn 1 người đàn ông. Tôi thầm nghĩ hỏi thêm
đi nếu không có thì chắc phải quay lại để tìm chỗ nghĩ ngơi. Anh ơi, cho em hỏi
thăm xíu, ở đây có nhà nghĩ không ạ…
Sau một hồi suy ngẫm 1 giọng nữ cất lên, ở đây
không có em ơi, phải đi lên hoặc quay lại…Abc-Xyz…Thất vọng cuối cùng. Chị ấy hỏi
chúng tôi từ đâu đến, đi đâu mà lại ngủ ở đây. Dạ em ở Sì Gòn đi tham quan khám
phá nơi đây. Sau khi nghe tôi nói là muốn ở lại đêm đón bình minh ở Hải đăng
HÒN NƯỚC và sáng đi mũi Vi Rồng. Chị nói liền “Nếu không chê thì mời về nhà tui
ngủ lại”. Nhà chỉ có tui với 3 đứa con, chồng đi biển chưa về. Trời ơi, nghe đến
đây là mừng thầm trong bụng, lâu lắm rồi mới có người dân địa phương mời tui ở
lại qua đêm. Nấn ná hỏi ý kiến mọi người, ai cũng hồ hởi đồng ý. Thế là chúng
tôi trả lời ngay. Chị gái ấy chưa kịp ăn xong tô bún đứng phắc dậy dẫn theo 2 đứa
con nhỏ đi theo chị, về nhà chị, tận tình chỉ chỗ đậu xe.
Mang đồ vào nhà, một
ngôi nhà khá khang trang có chị và 3 nhóc dễ thương cực kỳ. Ngoài sức tưởng tượng
của cả nhóm, chị chỉ bảo mọi người vào tắm rửa rồi chị dẫn đi Café ăn khuya…Nhưng
có lẽ quá mệt nên chúng tôi hẹn chị để hôm sau. Nhiệt tình của chị quá khả năng
suy nghĩ của tôi, nhà thiếu quạt máy chị vào phòng lấy quạt của con đang ngủ ra
cho sợ chúng tôi ngủ nóng. Nhưng tôi không chịu. Phải ưu tiên cho mấy bé nhỏ
trước, mà nói thật nhà ở gần biển nên ngủ khuya là mát lắm rồi. Chúng tôi hẹn
nhau 5h sáng thức dậy đi đón BÌnh Minh ở Hải Đăng HÒN NƯỚC, sáng sớm hôm sau chị
dẫn đi khám phá hải đăng và Bãi Bàng, con gái chị tên Lê dẫn đường với nước da
ngăm đen, đôi mắt sáng rực vẻ thông minh.
Đón bình minh nơi đây |
Mặt trời ló dạng |
Hải đăng Hòn Nước |
Chinh phục con đường nghoằng nghèo dẫn lên đỉnh
núi Gò Dưa, buổi sáng sớm gặp anh canh trạm hải đăng dễ thương “Buổi tối tụi em
ở đâu, sao không lên đây ở, ngắm trăng với anh cho vui”. Lại thêm sự hiếu khách người dân nơi đây. Anh
giới thiệu liên hồi về các nơi đáng đi nhất của tỉnh Bình Định, cách khám phá
ăn uống và nhiều thứ khác… thêm 1 con người yêu quê hương thiết tha, ngày đêm
canh ngọn đèn báo hiệu cho tàu bè di chuyển an toàn. Ở nơi thâm sâu cùng cốc mới
thấu hiểu được sự thiệt thòi, mất mát, cô đơn của những người cán bộ nơi đây.
Người phụ nữ ấy đứng giữa |
Chúng tôi đi bộ xuôi xuống Bãi Bàng, bãi Con chụp
choẹt tạo dáng bình minh ló dạng nơi đây, cảm giác yên bình khó tả. Những tả đá
nhiều hình thù kỳ bí, bãi cát trắng tinh trong nắng sớm, rêu xanh bám trên những
tảng đá nhỏ, sóng nhẹ xô bờ. Kèm theo lời giới thiệu của chị gái ấy về nơi đây
làm chúng tôi thêm xao xuyến và mở rộng thêm kiến thức địa lý về vùng đất này.
Bãi Bàng |
Quay về chợ ăn sáng, chị nói bé Lê con chị dẫn
chúng tôi đi khám phá tiếp mũi Vi Rồng, 1 con bé mới học lớp 4, người nhỏ đen,
với nụ cười dễ thương kinh khủng, leo trèo thoăn thắt trên những mỏm đá. Ban đầu
bé dẫn rẽ xuống đường đá sau đó tôi phát hiện có lối lên dẫn ra đường bộ tôi
nghĩ quái lạ không lẽ con bé tuổi cỡ đó mà biết tạo thành 1 vòng để đi, giống
hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Bé dẫn chúng tôi ra mũi Vi Rồng. Chị ở nhà chăm
con và âm thầm chuẩn bị đồ ăn trưa cho cả nhóm. Mặc dù chúng tôi đã khéo léo từ
chối bao lần.
![]() |
Họng rồng |
Điều ngạc nhiên khi quay về đón chị để chị dẫn
đi khám phá Làng BÍ ĐAO khổng lồ, chị nói chị đã nấu cơm và chuẩn bị đồ ăn rồi.
Hic hic hic. Không còn gì để nói. Chúng tôi đi về phụ nấu rồi ăn. Chúng tôi đã
có 1 bữa no nê căng bụng. Thấm đượm tình cảm chân chất tình quê nơi đây. Không
còn gì để diễn tả cảm xúc lúc này.
Người phụ nữ chân chết hiền lành chất phác ấy
tên là Chị HẠNH. Một người đã góp phần làm cho chuyến đi của chúng tôi trở nên
ý nghĩa hơn.
![]() |
Cảnh đẹp mũi Vi Rồng |
Trước đó tôi cũng từng
được biết về Bình Định qua tác phẩm “Nước Non Bình Định” của Quách Tấn, cảm nhận
được cái chất, khí khái của con người nơi đây và điều đó hoàn toàn chính xác
qua chuyến đi vừa rồi. Người Bình Định có những đức tính rất tốt và quý
như cương trực, chân thành, can đảm, cương quyết; biết nhẫn nhục, chịu đựng;
hiếu khách, khách đến nhà càng lâu càng quý, không gà thì vịt đem ra đãi khách.
Những tính tốt có thể kể đến nữa là tri ân, đã mang ơn thì luôn luôn lo trả ơn,
trả được rồi còn nhớ mãi và tính hiếu nghĩa, thấy việc nghĩa là làm, nghe điều
nghĩa là theo. Đặc biệt, người Bình Định ưa hài hước, châm biếm, bất kỳ ở tầng
lớp nào, người Bình Định luôn luôn có nụ cười mim mỉm trên môi và câu chuyện
"thọc lét" ở trong bụng. Tình tuy thường thay đổi nhưng những phẩm
chất trội vẫn tồn tại cùng thời gian, trở thành những giá trị tinh thần bền
vững, làm nền móng cho những mối quan hệ xã hội lành mạnh. Theo Quách Tấn,
người Bình Định ngoài xã hội lấy trung tín làm gốc. Ông lấy ca dao, tục ngữ để
chứng minh:
“Tham vàng bỏ nghĩa mặc
ai
Lòng đây sông giải non mài vẫn nguyên”
(Còn nữa)…
Post a Comment