ĐÈO HẢI VÂN

ĐÈO HẢI VÂN

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam [1].


Lô cốt trên giữa đèo


Với cảnh đẹp lung linh, huyền ảo, uốn lượn quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi như một dải lụa vắt ngang giữa lưng chừng trời mây, địa danh này trở thành cung đường du lịch nổi tiếng tại miền Trung, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Góc cua chữ C bên địa phận Đà Nẵng

Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm 1306, thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Góc bên phía Đà Nẵng
Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa [2]. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam" [3].
Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi"[4].
Trong khi đó, hướng mắt về phía Thừa Thiên - Huế, du khách sẽ thấy con đường ngoằn ngèo ở lưng chừng núi. Phía xa là những khóm mây bay lượn trên những ngọn cây.
Nhìn về phía Huế
Hải Vân Quan nằm ở phía bắc TP Đà Nẵng, đi theo quốc lộ 1 chừng 25 km. Cung đường đèo hiểm trở từng nổi tiếng trong giới đi phượt này từ khi có hầm Hải Vân trở nên vắng và dễ đi hơn, do không còn nhiều ôtô qua lại. 
Dừng chân ngay dưới đường quốc lộ, leo bộ hơn 30 bậc tam cấp, du khách sẽ gặp cổng thành với 3 chữ Hải Vân Quan. Thành quách xưa giờ vẫn còn nhiều di tích có giá trị, dù không ít trong số đó đã bị phá hủy bởi bom đạn, thời gian và con người.

Từ trên cao nhìn xuống, TP Đà Nẵng nhỏ lại, được bao quanh là biển cả mênh mông. Còn nếu xuất phát từ hướng Thừa Thiên - Huế, để đặt chân lên Hải Vân Quan bạn phải trải qua 3 đèo Phước Tượng, Phú Gia và Hải Vân. Mỗi sáng sớm hoặc chiều tối, toàn bộ khu vực này được bao phủ bởi lớp mây bồng bềnh bay lượn. 
Góc kinh điển
Khi hàng hôn buông xuống, nhiệt độ trên đỉnh đèo Hải Vân xuống thấp, khoảng 15 độ C. Đây là lúc thích hợp nhất để du khách thư thái ngắm nhìn những khóm mây bay lượn quanh sườn núi.
Ngay trên đỉnh đèo, những cửa đèo và thành lũy đắp ngang vẫn còn dấu vết. Cửa trông về phủ Thừa Thiên có ba chữ: Hải Vân Quan. Cửa trông xuống Quảng Nam có dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (theo sử sách còn ghi lại thì đây là những dòng chữ do vua Lê Thánh Tông đề tặng khi dừng chân ngắm cảnh nơi này)
Ngày nay, Hải Vân Quan đang trở nên điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Đến đây, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, du khách còn có cơ hội để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về thiên nhiên với những làn mây bay lượn mỗi khi hoàng hôn buông xuống.


Chân đèo nhìn về Lăng Cô

Góc cua trên đèo bên phía Huế

Nhìn về vịnh Đà Nẵng
Nhìn về phía chân đèo ở Huế
(Cavicu TH)


Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ