KHÁM PHÁ PARIS PHÁP

KHÁM PHÁ PARIS PHÁP


Paris có hàng trăm điểm đến dành cho giới yêu du lịch, các bạn thường mất nhiều thời gian để lên kế hoạch về những địa điểm đậm chất Paris để ghé thăm. Nếu có dịp ghé thăm kinh đô ánh sáng, bạn đừng quên những kinh nghiệm du lịch Paris sau, sẽ rất có ích cho chuyến du lịch của bạn.


Nói về Paris, nổi tiếng với tên gọi kinh đô ánh sáng, ta nghĩ ngay tới một điểm đến thu hút khách bậc nhất trên thế giới với những công trình văn hóa nổi tiếng và mỹ miều. Trên thực tế, tên gọi này là xuất phát từ nghĩa đen của nó khi vào cuối thế kỷ 17, trung tướng cảnh sát đầu tiên của Paris ra lệnh thắp sáng những khu vực công cộng nhiều tệ nạn của thành phố. Nhưng ngày nay tên gọi này thường được hiểu theo nghĩa bóng và cũng rất là phù hợp :)
Nói về địa lý, thì nội ô Paris rộng 105km2, nhưng tính cả ngoại ô và đô thị thì diện tích Paris trải rộng hơn 2500km2.
Ở bài viết này, mình chỉ đề cập đến vấn đề du lịch và cụ thể là du lịch bụi ở Paris thôi nhé.
Đầu tiên, chúng ta cần lập 1 kế hoạch cụ thể trước khi đi du lịch Paris và lập lịch trình. Cụ thể có 3 điểm chính sau cần quan tâm khi lên kế hoạch chung và chi phí bao gồm
  • Phương tiện:bao gồm cách đến Paris + phương tiện di chuyển
  • Lịch trình + Chỗ lưu trú
  • Dịch vụ khác + chi phí
 Cách đến paris
Từ Việt Nam, có rất nhiều hãng bay khai thác chuyến Hà Nội – Paris hoặc Hồ Chí Minh – Paris. Bay thẳng các bạn có Vietnam Airlines và Air France. Các hãng khác sẽ có Korean Airlines, Asiana Airlines, Cathay Pacific, Thai Airways, Singapore Airlines, Aeroflot, Qatar Airlines… v.v… và v.v.. Để tìm xem vé của hãng nào hợp tủi tiền nhất các bạn có 3 cách:

1. Check trực tiếp trên website của từng hãng
2. Check trên các trang tìm kiếm chuyến bay trung gian: ebookers.com
3. Check ở các đại lý tại Việt Nam
Phương án nào phù hợp nhất thì các bạn chọn thôi. Phí trung bình của vé khứ hồi ViệtNam – Pháp dao động từ 500-1200$ tùy từng hãng.
Khách sạn tại Paris
Các khách sạn hợp túi tiền với dân du lịch bụi có thể tìm thấy trên hostelworld.com, hosterbookers.com, hostelclub.com hoặc thậm chí booking.com hoặc đôi lúc các tập đoàn như accorhotels.com cũng có các promotion hấp dẫn. Các bạn đừng ngại vào tìm và tham khảo. Website tripadvisor.com cũng là một địa chỉ tham khảo tốt và để đọc ratings về các khách sạn.
Nếu thời gian lưu trú ở Paris trên 7 ngày, các bạn có thể search các apartment (nhà có phòng ngủ, bếp…) sẽ rất hợp túi tiền mà lại tiện nghi, có thể nấu nướng ở trong phòng và trải nghiệm cuộc sống Paris như 1 người dân thực thụ.
Tip: Chúng tôi có ở khách sạn Montana Hotel rất gần ga Nord Dome. Rất tiện cho việc di chuyển
Di chuyển ở Paris
Nếu bạn nắm rõ hệ thống giao thông và địa điểm muốn đến, thời gian di chuyển giữa các điểm du lịch khá thuận tiện. Hệ thống Metro, xe điện, xe buýt, thời gian biểu di chuyển dầy và bảng thông tin tại các trạm giao thông ở Paris được giới du lịch đánh giá tiện lợi và đơn giản vào bậc nhất.
Nhân viên tại các nhà ga, bến tàu khá nhiệt tình hỗ trợ. Phí di chuyển tại Paris cũng thuộc dạng rẻ nhất trong những điểm du lịch ở châu Âu. Tuy nhiên, tại Paris, nạn móc túi trên tàu, đặc biệt khi đông hành khách, luôn được cảnh báo ở mức độ cao.
Paris còn nổi tiếng với hệ thống du lịch bằng xe đạp, xe đạp điện. Để chủ động về thời gian và thoải mái ngắm thành phố, du khách thường thuê xe đạp đi quanh thành phố hoặc chạy dọc sông Seine, tận hưởng không khí của nơi được mệnh danh là kinh đô thời trang, kinh đô ánh sáng của châu Âu này.
Các điểm tham quan tại Paris
Tháp Eiffel
Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng sắt nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng nhân Triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Chiều cao nguyên bản của công trình là 300 mét cộng thêm cột ăng ten trên đỉnh giúp tháp Eiffel đạt tới 325 mét. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm. Trở thành biểu tượng của "kinh đô ánh sáng", tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn cầu. Nơi tham quan gần như bắt buộc khi bước chân lên nước Pháp. Địa chỉ:Avenue Gustave Eiffel, 75007 Paris. 

Quảng trường Trocadéro
Quảng trường Trocadero một trong các địa điểm tốt nhất của Paris cống hiến cho quí khách một cái nhìn tuyệt vời về tháp Eiffel, nó nằm trên ngọn đồi cổ Chaillot. Nởi lý tưởng để chụp những bức ảnh nếu quí khách muốn lấy hết Tháp Eiffel từ chân đến đỉnh.. Địa chỉ: nằm ở quận 16 (16e arrondissement de Paris), giao điểm của cái đường (avenue du Président-Wilson, l'avenue Kléber, l'avenue Raymond-Poincaré, l'avenue d'Eylau, l'avenue Georges-Mandel et l'avenue Paul-Doumer). Địa chỉ:Place du Trocadéro 75116 Paris, France
  
Kết quả hình ảnh cho Quảng trường Trocadéro
Arc de Triomphe
Khải Hoàn Môn là một công trình ở Paris, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp. Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là công trình do Napoléon cho xây dựng vào năm 1806 để vinh danh quân đội, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào năm 1836. Ngày nay, Khải Hoàn Môn là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris và cùng với Champs-Elysées là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao. Khải Hoàn Môn đứng thứ 10 trong các công trình thu hút nhất của Paris. Địa chỉ: Place Charles de Gaulle, 75008 Paris, France.
  
Generale Palais Bourbon
Palais Bourbon là tên thường gọi của tòa nhà Quốc hội Pháp hiện nay, công trình nằm bên bờ sông Seine, thuộc Quận 7 thành phố Paris. Xây dựng từ năm 1722, Palais Bourbon, thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện được chọn làm trụ sở của quốc hội và giữ vai trò này hầu như liên tục đến tận ngày nay. Thư viện của Palais Bourbon, được thành lập dưới thời Cách mạng, cũng là nơi lưu trữ nhiều tài liệu giá trị, trong đó có những bản thảo của Jean-Jacques Rousseau và tài liệu gốc của vụ án xử Jeanne d'Arc. Palais Bourbon đã được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 1991.
Địa chỉ:126 Rue de l'Université 75007 Paris, France

Đại lộ Champs Elysée
Là một đại lộ lớn và nổi tiếng của thành phố Paris. Nối hai quảng trường Concorde và Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn, Champs-Élysées là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất của thành phố với nhiều cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim.... Đại lộ cũng là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng của Paris, như duyệt binh ngày lể Quốc Khánh 14 tháng 7, chặng cuối của cuộc đua xe đạp Tour de France, địa điểm các cuộc ăn mừng, chào đón năm mới... Champs-Élysées được xem như một trong những đại lộ danh tiếng nhất thế giới.

Nhà thờ Madeleine
Nhà thờ Madeleine là một nhà thờ Thiên Chúa giáo nằm ở Quận 8 thành phố Paris, mang phong cách kiến trúc cổ điển mới với hàng cột cao kiểu Hy Lạp cổ đại. Được xây dựng từ trong vòng 1763 tới 1842, lịch sử phức tạp của công trình khiến Madeleine mang nét kiến trúc khác lạ so với những nhà thờ Thiên Chúa giáo khác. Napoléon Bonaparte từng muốn công trình này là một ngôi đền vinh danh Quân đội Pháp, Louis Philippe I định biến nhà thờ thành ga đường sắt, nhưng cuối cùng nhà thờ Madeleine đã được hoàn thành năm 1842. Địa chỉ:Place de la Madeleine, 75008 Paris, France.
Grand Palais
Cung điện lớn là một công trình lịch sử, nay là một bảo tàng của Paris, Pháp. Tòa nhà này được xây dựng nhân dịp Hội chợ thế giới 1900 tại Paris cùng nhiều công trình khác như cầu Alexandre-III, Petit Palais và Gare de Lyon. Nằm ở điểm giao của đại lộ Champs-Élysées và đại lộ Winston-Churchill, quận 8, hiện nay Grand Palais là một trong những công trình thu hút nhiều khách du lịch nhất của thủ đô nước Pháp. Địa chỉ: Avenue Winston Churchill, 75008 Paris, France.
Kết quả hình ảnh cho Grand Palais
Hotel de Ville
Là Tòa thị chính Paris nằm ở quận 4 của thành phố, bên bờ sông Seine và cạnh quảng trường Hôtel-de-Ville. Vị trí khu vực tòa thị chính là trung tâm của thành phố, rất gần nhà thờ Notre Dame. Phía trước của tòa nhà là quảng trường Hôtel-de-Ville, sát sông Seine, còn bên phải là phố Rivoli. Với diện tích 30 000 m², chiều dài 110 m và chiều rộng 85 m, bên trong tòa thị chính có hai sân vuông rộng. Quảng trường Hôtel-de-Ville phía trước tòa thị chính là nơi tập trung của nhiều trò giải trí. Vào mùa đông, một sân trượt băng được dựng ở đây phục vụ người dân Paris. Địa chỉ: 29 Rue de Rivoli, 75004 Paris, France.
Kết quả hình ảnh cho Hotel de Ville
Viện bảo tàng Louvre
Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các triều đại. Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha. Louvre giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Địa chỉ: 99 Rue de Rivoli, 75004 Paris, FranceParking: 1 Avenue du Général Lemonnier75001 Paris, France

Nhà thờ Notre Dame
Cathédrale Notre-Dame de Paris là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Công trình tôn giáo đầu tiên có thể đã được xây dựng bên bờ trái sông Seine, cạnh Val-de-Grâce ngày nay. Nhưng sử sách đã không ghi lại được chính xác về nhà thờ lớn đầu tiên của Paris cũng như các nhà thờ sau đó. Nhà thờ Notre Dame được mượn làm bối cảnh trong phim Thằng Gù dựa theo truyện Notre-Dame de Paris của tác giã Victor Hugo, phim chiếm giải Oscar vào thập niên 1990. Địa chỉ: Cathédrale Notre-Dame de Paris, 6 Parvis Notre-Dame - Place Jean-Paul II, 75004 Paris.

Nhà hát Opéra
Palais Garnier, cũng gọi là Opéra de Paris là một nhà hát opera 2200 chỗ tại Paris, Pháp. Là một công trình nổi bật được Charles Garnier thiết kế theo phong các Tân-Baroque, nhà hát này được xem là một trong những kiệt tác kiến trúc thời đó. Lúc khánh thành năm 1875, nhà hát opera này đã được chính thức mang tên Académie Nationale de Musique, năm 1989, nhà hát này đã được đổi tên thành Palais Garnier, dù tên chính thức hơn của nó là Académie Nationale de Musique, vẫn còn nằm trên các cột của mặt tiền nhà hát. Địa chỉ: Place de L'Opéra,75002 Paris, France.

Quảng trường Vendôme
Quảng trường Vendôme là một trong những quảng trường nổi tiếng của Paris, nằm ở Quận 1 của thành phố. Được xây dựng từ thời vua Louis XIV, ngày nay quảng trường Vendôme thuộc khu vực trung tâm Paris, giữa nhà hát Opéra Garnier và vườn Tuileries. Là một trong những khu vực sang trọng nhất của thành phố, quảng trường Vendôme được bao quanh bởi các cửa hàng xa xỉ phẩm Chanel, Cartier, Bvlgari... và những địa chỉ quan trọng như trụ sở Bộ Tư pháp, khách sạn Ritz... Ở chính giữa quảng trường là cây cột Vendôme. Địa chỉ: Place Vendôme, 75001 Paris, France 
Pantheon Đền thờ Pantheon
Điện Panthéon là một công trình lịch sử nằm trên đồi Sainte-Geneviève, thuộc Quận 5 thành phố Paris. Công trình nằm ở trung tâm khu phố La Tinh, được bao quanh bởi nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont, thư viện Sainte-Geneviève, Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, Đại học Paris II Panthéon-Assas, tòa thị chính Quận 5 và trung học Henri-IV. Ban đầu, Panthéon là một nhà thờ được xây dựng vào thế kỹ 18 để bảo quản thánh tích của thánh Geneviève. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Pháp. Hiện nay điện Panthéon là nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp. Địa chỉ: Place du Panthéon, 75005 Paris, France
Petit Palais Petit Palais: Petit Palais, có nghĩa Cung điện nhỏ, là một công trình và bảo tàng nằm trên đại lộ Winston-Churchill thuộc quận 8 thành phố Paris. Được mở cửa từ năm 1902, bảo tàng Petit Palais hiện nay sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật từ Cổ đại tới cuối thế kỷ 19. Địa chỉ:Avenue Winston Churchill, 75008 Paris, France
Kết quả hình ảnh cho Pantheon Đền thờ Pantheon paris
Place de la Concorde
Là một trong những quảng trường nổi tiếng của Paris, nằm tại đầu phía Đông của đại lộ Champs-Élysées, ngay bên bờ sông Seine, một cạnh tiếp giáp với vườn Tuileries và thuộc Quận 8. Concorde là quảng trường rộng nhất Paris, đứng thứ hai tại Pháp, sau quảng trường Quinconces ở Bordeaux, và thứ 11 thế giới. Địa chỉ: Place de la Concorde, Paris, France
Cầu Alexandre
Cầu Alexandre-III là cây cầu bắc qua sông Seine giữa quận 7 và quận 8 thành phố Paris. Được công nhận di tích lịch sử, đây là một trong những cây cầu đẹp nhất thành phố. Hoàn thành năm 1900 cùng với các công trình Petit Palais và Grand Palais, cầu Alexandre-III vốn là quà tặng của Hoàng đế Nga Alekxandr III cho nước Pháp nhân dịp Triển lãm quốc tế tại Paris năm đó. Cầu được đặt tên theo tên vị Sa hoàng, nhưng viết theo tiếng Pháp thành Alexandre-III. Địa chỉ: Quai d'Orsay, Cours la Reine, 75008, France.
Bảo tàng Invalides
Bảo tàng bao gồm: Phần triển lảm vũ khí và áo giáp cũ và là bộ sưu tập lớn thứ ba trên thế giới, diện tích triển làm chiếm 2.500 m². Phần triển lảm bao gồm các giai đoạn từ vua Louis XIV đến Napoleon III. Phần triển lảm cuộc thế chiến bao gồm các giai đoạn 1871-1945. Phần triển lảm lịch sử cũa Charles de Gaulle, diện tích triển làm chiếm 2500 m² trong đó dấu vết của cuộc sống và công việc của Charles de Gaulle, chủ yếu là với các vật liệu nghe nhìn. Phần triển lảm tranh và điêu khắc - bản in nội các, bản vẽ và nhiếp ảnh. Phần triển lảm cục pháo binh
Phần triển lảm âm nhạc. Những mái vòm của nhà thờ thuộc trách nhiệm của bảo tàng. Trong đó chứa ngôi mộ của Napoleon, hững người anh em của mình, con trai ông, chim ưng con, Marshal Ferdinand Foch và Lyautey. Địa chỉ: 129 Rue de Grenelle, 75007 Paris, France
Khu phố Tầu quận 13
Phố Tàu Paris là khu phố châu Á nằm ở Quận 13 của thành phố Paris. Nơi đây tập trung nhiều người gốc Á như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào... sinh sống và buôn bán, tạo thành khu phố châu Á lớn nhất ở châu Âu. Khu vực chính của phố Tàu gồm nhiều tòa nhà cao tầng nằm giữa hai cửa ô Choisy và Ivry. Dân cư ở đây nhiều người Trung Quốc đến từ quần đảo Polynesia và tỉnh hải ngoại Guyane của Pháp, các di dân Việt Nam . Chợ Tàu hay Phố Tàu là tên thông dụng của những người Việt tại Pháp dùng để chỉ khu phố này. Người Pháp gọi là đây là Quartier asiatique de Paris, có nghĩa Khu phố châu Á Paris. Địa chỉ: 48 Avenue d'Ivry, 75013 Paris, France
DisneyLand
Disneyland Paris là một công viên chủ đề Walt Disney, nằm ở Seine-et-Marne, Marne-la-Vallée, thuộc ngoại ô Paris. Được mở cửa từ 12 tháng 4 năm 1992, đây là một phần của hệ thống giải trí Disneyland Resort Paris. Công viên này từng có tên Euro Disneyland cho tới năm 1994, rồi Disneyland Paris cho tới 2002, và sau đó mang tên Parc Disneyland. Tuy vậy tên Disneyland Paris vẫn được các du khách dùng phổ biến nhất. Với nhiều hoạt động giải trí, biểu diễn được tổ chức thường xuyên, nằm trong số các địa điểm thu hút nhất nước Pháp.
Dạo thuyền sông Seine
Quí khách có thể ngắm bảo tàng Louvre, La Place de la Concorde,Pont Alexandre III, Tour Eiffel,Musée d'Orsay,Notre Dame, Hôtel de Ville, Pont-Neuf dưới khía cạnh khác bằng thuyền từ dòng sông Seine. Cuộc tham quang bằng thuyền kéo dài khoảng 1 giờ, ban đêm hay ban ngày.

Đồi Montmarte
Montmartre là một ngôi làng ở Paris mà người Pháp biến chuyển thành một hình ảnh được biết trên khắp thế giới. Làng Montmartre đã giữ lại, những nhà củ ban đầu, những con đường hẹp đá và sỏi cung cấp một nét quyến rũ và lãng mạn. Biểu tượng của một lối sống "phóng túng", nhiều nghệ sĩ như(Picasso, Manet) đã trải qua Montmartre. Địa điểm du Tertre ở đầu ngọn đồi (cao 130m) đón chào quí khách với những họa sĩ và hàng quán cà phê. Tản bộ xung quanh các đường phố chật hẹp của ngôi làng của MontmartreSe là vẽ lên một bức tranh ấn tương ghi nhớ vào lòng quí khách. Địa chỉ: Place du Tertre, 75018 Paris, France.

Một số điểm khác:
Cung điện Versaile

Cột tưởng niệm

Vòng xoay gần đại lộ

Bảo tàng chiến tranh


Kinh nghiệm ăn uống tại Paris (trích dẫn từ yeudulich.vn)
Ăn và uống ở Pháp, đặc biệt là ở Paris, không thực sự là một chủ đề tuyệt diệu. Tuy nhiên, có một sự thật là người Pháp có khuynh hướng coi việc ăn uống của họ là một công việc quan trọng và đòi hỏi nhiều kì công hơn ở một số quốc gia khác. Điều này không có nghĩa là đồ ăn và rượu vang của họ đều thuộc loại thượng hạng, chỉ đơn giản là họ thể hiện sự lưu tâm đáng kể đến quá trình thết đãi khách khứa cùng những gì họ ăn và uống.
Dưới đây là một vài điều bạn nên nhớ để làm cho những chuyến du lịch của mình ở Paris và cả những phần còn lại của nước Pháp trở nên thú vị hơn, hay nói chính xác hơn, giúp cho những bữa ăn của bạn ở đây trở nên ngon miệng và vui vẻ hơn.
Sự khác biệt giữa các nhà hàng, hộp đêm và quán bia
Ở Paris, “nhà hàng” thường phục vụ một bữa ăn với hai, ba hay bốn món chính, “hộp đêm” thường phục vụ những bữa ăn được nấu nướng đơn giản với các loại thức ăn không quá đặc biệt cùng bầu không khí thân thiện hơn là trang trọng, còn các “quán bia” thì thừơng phục vụ bánh sandwich, xalát hoặc choucroutes( món dưa cải bắp nấu cùng rượu vang trắng và có bày biện hoa lá lên món ăn) hoặc các món ăn khá bổ dưỡng vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Ở Pháp, một ” nhà hàng” có nghĩa là nơi đó phục vụ một bữa ăn hoàn chỉnh. Nếu bạn đi đến một nhà hàng, đừng bao giờ chỉ gọi duy nhất món xalát và biểu lộ thái độ là bạn không đói để ăn thêm bất cứ thứ gì khác! Nếu bạn không đói lắm và chỉ muốn ăn xalát hoặc sandwich, hoặc món trứng tráng chẳng hạn, hãy đến “quán bia”. Nhìn chung, nếu bạn ngồi vào bất cứ chiếc bàn nào có phủ khăn trải bàn, điều đó có nghĩa là chiếc bàn đó được chuẩn bị cho một bữa ăn (và đối với người Pháp, một bữa ăn sẽ không chỉ là món sandwich thôi đâu!) Trong một quán bia, ví dụ, nếu bạn muốn ăn một chiếc bánh sandwich, hãy ngồi vào chiếc bàn nào không có khăn trải bàn!”
Ngoài ra, một quán bia ở Pháp có thể là một cửa hàng một phòng cho đến cả những quán ăn sang trọng với những anh chàng bồi bàn thắt cà vạt hoặc nơ đen. Nhưng nếu bạn muốn có trải nghiệm với một “quán bia” thực sự thì hãy đến những quán ăn mang đậm tính truyền thống như Bofinger, Lipp, Flo, La Coupole và Le Balzar.
Hầu hết các nhà hàng mở cửa từ 11 giờ 30 sáng đến 2 hoặc 2 giờ 30 chiều cho bữa trưa, và từ 7 giờ đến 9 giờ 30 hoặc 10 giờ cho bữa tối. Hầu hết các nhà hàng đóng cửa trong khoảng thời gian giữa bữa trưa và bữa tối.
Ăn theo cách của người Pháp
Nói chung, bạn không nên trông đợi được ăn tối ở nhà hàng trước 8 giờ tối, và thường các bữa tối ở nhà hàng bắt đầu sau 8 giờ 30.
Như đã nói ở phần trên, bạn đừng nên đi đến nhà hàng để ăn chỉ một món xalát và uống café. Ăn theo kiểu của người Pháp nghĩa là bạn ăn tối thiểu 2 món (đưa lên lần lượt). Tất cả các nhà hàng đều có một “thực đơn” giá nhất định cũng như các thực đơn lựa chọn thông thường. Rất nhiều nhà hàng hiện nay đưa ra một thực đơn gồm 2 món: một món đầu tiên (như món khai vị hoặc rượu khai vị) và một món chính, hoặc một món chính và một món tráng miệng.
Bạn cũng đừng đi đến nhà hàng để uống coca-cola hay Dr Pepper’s cùng với bữa ăn của mình. Điều này thường được coi là hành động sỉ nhục cách nấu nướng của đầu bếp tại nhà hàng đó. Hãy uống rượu vang hoặc nước khoáng (người Pháp là những người uống nước khoáng kì cựu, hãy thử loại Badoit, loại này ít nổi bọt hơn).
Giải mã một thực đơn của Pháp
Khi đối diện với thực đơn trong một nhà hàng ở Paris, rất nhiều người không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng thực ra chuyện này không khó lắm nếu bạn dành ra một chút thời gian để tra từ điển hoặc cuốn cẩm nang dịch nhỏ mang theo, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bồi bàn. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích:
- Đừng để bị bối rối bởi thực đơn, hãy dành thời gian để đọc kĩ nó, và trừ khi bạn là người quá sành sỏi với những thực đơn của người Pháp, hãy mang theo một cuốn từ điển hay ít nhất là một cuốn cẩm nang dịch nhỏ nếu cần.
- Đừng đưa ra quyết định ngay khi bạn vừa nhìn thấy những từ trong thực đơn bằng tiếng Pháp có vẻ giống tiếng Anh, đặc biệt là Anh Mỹ. Cái bẫy rõ ràng nhất chính là ở từ “menu” (thực đơn): trong tiếng Pháp, người bồi bàn đưa cho bạn “la carte” là để bạn chọn những món ăn đựng trong đĩa, “le menu” là để bạn chọn một bữa ăn với giá nhất định có 3 hoặc 4 món, và thông thường lựa chọn rẻ nhất là khi gọi một bữa ăn đầy đủ. Ví dụ khác: từ “entrées” (món đầu tiên) là món khai vị hoặc rượu khai vị, chứ không phải món chính đầu tiên.

- Khi bạn đã cân nhắc việc chọn món ăn, hãy thảo luận các lựa chọn với bồi bàn rồi hãy đưa ra quyết định. Anh ta là người biết rất rõ về tất cả những gì nhà hàng đó có, món ăn nào ngon và món nào có thể bạn sẽ không thích, và anh ta cũng là người sẽ rất hạnh phúc khi đựơc nói với bạn về những điều đó, có lẽ cả bằng tiếng Anh.
- Hãy tận dụng thời gian trong khi ăn. Các bồi bàn Pháp thường lấy mất của bạn rất nhiều thời gian giữa 2 món, không phải bởi vì họ quá lười biếng hay bận rộn, mà bởi vì đó là một phần trong cách sống của người Pháp và điều này cũng giúp cho bạn cảm thấy dễ tiêu hóa hơn (thời gian giữa 2 món thường là 20 phút, đủ để dạ dày của bạn làm việc và nghỉ ngơi).
Một bữa trưa hoặc bữa tối truyền thống của Pháp bao gồm:
Món khai vị, rượu khai vị, món ăn đàu bữa, món chính, pho mát, món tráng miệng, café, rượu giúp tiêu hóa (uống sau bữa ăn).
Phó mát là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Pháp.
- A salade verte (xalát xanh) thường được gọi giữa món chính và phó mát.
- Le fromage (phó mát) là một món ăn riêng ở Pháp. Có khoảng 365 loại khác nhau, mặc dù những loại mềm hơn thường ngon hơn! Một miếng phó mát thường bao gồm 3 đến 4 loại như phó mát camembe, phó mát rôcơfo, phó mát bri.
- Le dessert (món tráng miệng) luôn được mang ra và thường xuyên được ăn! Món tráng miệng của Pháp thường là trái cây, và các phần thức ăn thường nhỏ hơn.
- Le café (café) thường được mang ra sau món tráng miệng( với ảnh hưởng của người Ý). Sau khi uống café, tại sao không thử một chút rượu giúp tiêu hóa như cônhắc hoặc acmanhăc?

Nếu bạn không phải lái xe, bạn có thể thử qua một số món uống truyền thống của địa phương! Một món rượu khai vị loại Kir (rượu vang trắng với rượu lý đen) là phổ biến nhất, mặc dù ở miền Nam nước Pháp, Pastis (rượu anit làm từ hạt anit) mới là thức uống được chọn. Một số loại rượu khai vị khác là whisky, Martini hoặc Porto. Sâm panh được dùng cho những dịp thật đặc biệt như một món khai vị hoặc tráng miệng.
Nếu bạn muốn gọi nước, bồi bàn thường đem ra nước đóng chai, nên nếu bạn muốn uống nước rót ra ly, hãy yêu cầu “une carafe d’eau”.
Một vài lưu ý về các bồi bàn ở Pháp
Khi bạn đi đến nhà hàng, quán bia hoặc hộp đêm, đừng hiểu nhầm sự dè dặt và khoảng cách của hầu hết các bồi bàn Pháp là sự lạnh nhạt, không thân mật. Các bồi bàn Pháp đều được huấn luyện thành những người chuyên nghiệp để phục vụ bàn như một nghề nghiệp chứ không phải như một công việc tạm thời, lấp chỗ trống cho đến khi họ tìm được công việc khác tốt hơn. Họ sẽ không nói: “Xin chào, tôi là Pierre, tôi là người sẽ phục vụ quý cô/quý bà/ quý ngài tối nay”; và họ cũng sẽ không quấy rầy cuộc nói chuyện của bạn bằng cách thêm vào đó những bình luận thiếu lịch sự và không được yêu cầu của bạn.
Trả tiền cho hóa đơn

Bạn sẽ phải yêu cầu điều đó và thật từ tốn, vì hành động hấp tấp, vội vã đi ngay của khách hàng đến ăn luôn để lại một ấn tượng xấu trong mắt người Pháp. Bạn cũng đừng yêu cầu các hóa đơn riêng cho từng món! Ở Pháp luôn chỉ có một hóa đơn được đặt lên bàn.

Ở Pháp, nhìn chung và ngoại trừ những trường hợp thật đặc biệt, người Pháp thường không chia nhau trả tiền cho một hóa đơn. Đây là một tình huống khá tế nhị và bạn nên lưu ý về việc ai là người mời bữa ăn hôm đó, mọi người quyết định như thế nào v.v… Và hãy nhớ rằng, nếu bạn chia sẻ việc trả tiền bữa ăn đó, và chia dựa trên số người tham dự bữa ăn, đừng bao giờ nói những câu kiểu như: “Khi nãy tôi không uống rượu vang” hay” Tôi không ăn món tráng miệng” vì đó là những lời cực kì khiếm nhã và sẽ bị đánh giá cực kì gay gắt”.
Tiền bo (tiền tip)

Ở Pháp và phần lớn các nước châu Âu khác, việc cho tiền bo không có gì phức tạp, tuy nhiên, đối với những ai vẫn coi chuyện đưa tiền bo là một thói quen xa lạ, có một vài lời khuyên như sau:
Khi bạn kiểm tra hóa đơn, bạn sẽ nhìn thấy một khoản tiền bo đã được bao gồm trong đó (”dịch vụ bao gồm”) trong các nhà hàng, quán bia, quán café, quán bar, v.v… Thông thường khoản này vào khoảng 15%, và bạn vẫn có thể để tiền lẻ lên bàn và đi khỏi quán mà không có ánh mắt chán nản nào của bồi bàn nhìn theo. Nếu dịch vụ không bao gồm trong hóa đơn (”dịch vụ không bao gồm), thị bạn nên bo một khoản tiền khoảng 15% hóa đơn là phổ biến nhất.
Dẫu sao, thói quen của người Pháp là để lại một ít tiền lẻ trên bàn trong các quán café và một vài đồng Euro trong các nhà hàng để tỏ lòng cảm ơn cũng như sự hài lòng của mình( từ 2 đến 3 Euro trong một nhà hàng nhỏ đến 20 Euro trong một nhà hàng lớn).
Mua sắm ở Paris
Dân Paris có câu “Hàng hiệu dành cho khách du lịch, TaTi dành cho ta!”. Tuy nhiên sau này, nhất là khi thất nghiệp và lạm phát tăng, đa phần dân Paris đều mua hàng của TaTi. Đó cũng là cách bạn có thể mua sắm những món đồ vừa túi tiền cho mình hoặc cho người thân khi du lịch Paris.

Ở TaTi, chịu khó chọn lựa tùy mặt hàng, bạn có thể mua rất nhiều đồ có chất lượng với cái giá quá sức bèo. Ví dụ, một chai dầu thơm 200ml, “made in France” đàng hoàng, giá chỉ từ năm đến bảy euro. Cũng một chai dầu thơm cùng dung tích đó, hàng hiệu “Chanel N5” hay “Christian Dior” bán trong Galeries Lafayette (đại bản doanh hàng hiệu ở Paris), giá trên một trăm euro.
Sở dĩ dầu thơm trong TaTi rẻ vì sản phẩm làm từ những xí nghiệp ở các tỉnh, chưa có thương hiệu, chưa tốn ngân sách làm marketing. Còn bao bì và mùi hương hoàn toàn có thể cạnh tranh với đồ xịn.
Ngoài những sản phẩm có chất lượng nhưng chưa có tên tuổi, TaTi còn bán đồ hiệu hẳn hoi, loại hàng cần giải quyết tồn kho hoặc màu sắc hơi lỗi thời. Quần áo, mỹ phẩm, hàng gia dụng,… tha hồ bạn chọn, chỉ từ vài euro cho đến mười mấy euro là hết mức.

Ngoài TaTi, Paris cũng có những hiệu quần áo dành cho giới trẻ như Jennifer, H&M, Pimky... với giá rất phải chăng. Gặp ngay cao điểm mùa “solde” (đại hạ giá), tôi có thể “vớt” một cái áo đầm rất độc đáo chỉ với bốn euro trong H&M hoặc một cái áo thun giá hai euro trong Jennifer.
Nếu bạn không nghĩ rằng mỹ phẩm  nhất thiết phải đắt tiền, đến Paris, hãy vào Yves Rocher. Chuỗi cửa hàng Yves Rocher được rải đều khắp nơi, từ nhà ga, hầm xe điện ngầm đến cả những khu sang trọng. Yves Rocher của Pháp giống “The Body Shop” của Anh ở chỗ giá cả trung bình dành cho đại đa số. Những ai có thu nhập vừa phải mà lại có nhu cầu hàng chất lượng đều là khách hàng thân tín của Yves Rocher.
Ngoài ra, Yves Rocher thường có nhiều đợt khuyến mãi rất hấp dẫn. Lần nào đến Paris tôi cũng gom về một mớ nào son phấn, dầu gội, kem dưỡng. Và dĩ nhiên, khuyến mãi thứ gì tôi mua thứ ấy nên một cây viết chì kẻ mắt chỉ còn hai euro, một thỏi son chỉ còn năm euro, một hộp kem dưỡng da chỉ còn bảy euro.
Lần đi Paris mới đây của tôi rơi vào dịp cuối năm, gần Giáng sinh nên bà con shopping rất khiếp. Tôi đến đại lộ Haussemann có cửa hàng Printemps và Galeries Lafayette, một toà nhà cổ có mái vòm tuyệt đẹp để… chụp hình. Ban đêm, toà nhà được trang trí đèn cực kỳ sống động.
Tôi dán mắt vào những cửa kính bên ngoài, tha hồ ngắm những con búp bê, những con rối được thiết kế nhún nhảy theo tiếng nhạc vui tai. Mỗi một khung cửa kính là một điệu nhạc khác, những con búp bê khác, đang ăn tối, đang dự sinh nhật, đang chơi thể thao… Vô cùng dễ thương!
Dân Paris ví von mỗi khung kính mở ra một giấc mơ shopping. Vì thế trẻ con nuôi mộng mua sắm từ rất sớm, tạo ra một xã hội tiêu thụ cao. Ba mẹ chúng dân trung bình nên không dắt díu nhau vào bên trong làm gì. Bởi Galeries Lafayette chỉ dành cho Paris Hilton, Victoria Beckham, công chúa Caroline xứ Monaco… những nhân vật tiêu tiền không xót cho việc mua sắm.
Ngoài ra, nơi đây còn là “thánh địa” cho khách du lịch Nhật, gần đây là Hàn Quốc rồi Trung Quốc. Thương thay cho dân Paris vẫn thường ganh tị chậc lưỡi “Dịch da vàng!” khi thấy từng đoàn khách du lịch châu Á hùng hổ vác cả chục cái túi hàng hiệu từ đây đi ra!

Hãy để Paris làm bạn mơ mộng với túi xách Louis Vuitton, với nước hoa Chanel N5, với áo váy Yves Saint Lauren và mỹ phẩm Lancôme. Riêng tôi, dẫu mai sau có thành triệu phú (tiền euro), tôi chẳng ngại ngùng chi mà rằng: “TaTi muôn năm!”

(ST-TH)


Post a Comment

Previous Post Next Post

Tài trợ